Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế trao đổi với Thương hiệu & Công luận: Sau rất nhiều lần “kêu cứu” đến các sở ngành, Công ty đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tiếp vào ngày 23/02. Đồng thời, Chủ tịch đã chỉ đạo các sở, ban ngành bố trí một buổi làm việc riêng để giúp doanh nghiệp gỡ những vướng mắc đang gặp phải!

Nhà máy bánh kẹo cao cấp Huế
Nhà máy bánh kẹo cao cấp Huế.

Bà Huệ cho biết thêm, Đại hội cổ đông cuối năm 2022 đã bàn nhiều phương án để phát triển nhưng lại vướng phải cơ chế, chính sách, mở rộng đầu tư.  Nếu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế không hỗ trợ thì công ty sẽ lâm vào con đường phá sản.

Nợ từ dây chuyền sản xuất bánh kẹo đầu tư theo chỉ đạo của tỉnh

Được biết, Công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế là DNNN làm kinh tế, trực thuộc Thành ủy Huế từ năm 1983. Trước đây chuyên sản xuất rượu mùi, rượu vang từ dâu, rượu hoa quả các loại, rượu chiết xuất từ hạt cà phê...; sản xuất nước ngọt đóng chai, sản xuất bia hơi, sản xuất nước đá, làm đại lý phân phối cho bia Huda, Gaz Amoniac của Nhà máy phân đạm Hà Bắc;  đại lý thiết bị phụ tùng điện lạnh của Nhà máy điện lạnh Long Biên... kết quả kinh doanh rất hiệu quả. Đến năm 2000, theo chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh hồi đó, Công ty phải chuyển hướng sang đầu tư Nhà máy bánh kẹo cao cấp.

Quyết định cấp trên giấy,công ty phải trả nợ và lãi
Quyết định cấp trên giấy, công ty phải trả nợ và lãi.

Bà Huệ nhấn mạnh “Đây là Dự án do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thành phố Huế cùng chỉ đạo đầu tư và cũng từ đó, Công ty từ kinh doanh hiệu quả chuyển sang nợ nần, làm hơn 20 năm nay không đủ trả tiền lãi vay ngân hàng”. Nguyên nhân khó khăn do nguồn vốn đầu tư dự án bánh kẹo không được bố trí đúng theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được các bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công thương), Bộ KH&ĐT lúc đó thẩm định (dự án thuộc nhóm B hồi đó) và không được thực hiện đúng theo chủ trương, các quyết định phê duyệt ban đầu.

Cụ thể, Căn cứ Quyết định số 62/QĐ-UB ngày 11/1/2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt, tổng mức đầu tư Dự án Nhà máy bánh kẹo cao cấp giai đoạn 1 là 48,6 tỷ đồng, trong đó được bố trí 30% vốn tự có từ nguồn ngân sách thành phố Huế cấp, 70% còn lại được vay vốn ưu đãi đầu tư (CV số 639ĐP-UB ngày 05/4/1999) . Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện, nguồn vốn vay ưu đãi chỉ được bố trí 45% (22 tỷ/48,6 tỷ)

UBND tỉnh cam kết tạo điều kiện cho Nhà máy bánh kẹo
UBND tỉnh cam kết tạo điều kiện cho Nhà máy bánh kẹo.

Đáng nói hơn, ngày 12/8/1999, UBND thành phố Huế ban hành Quyết định số 953/QĐ-UB về việc cấp ngân sách hỗ trợ đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Nhà máy bánh kẹo Huế số tiền10 tỷ đồng (Mười tỷ đồng) nhưng thực tế không cấp, thay vào đó UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố Huế xử lý bằng việc ủy quyền cho Sở Tài chính tỉnh vay ngắn hạn 10 tỷ tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (nay là BIDV) chuyển cho đơn vị tạm thời làm vốn tự có đối ứng.

Dây chuyền sản xuất của nhà máy
Dây chuyền sản xuất của nhà máy.

Chính từ việc toàn bộ dây chuyền sản xuất của Nhà máy bánh kẹo sử dụng nguồn vốn vay 100%, trong đó vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn chiếm đến 55% tổng vốn đầu tư Dự án đã gây áp lực lớn về khả năng trả nợ cho Doanh nghiệp. Dẫn đến từ khi còn là DNNN đến năm 2005 thực hiện chủ trương cổ phần hóa, công ty đã phải trả lãi vay và vốn gốc từ khi Nhà máy chưa đi vào hoạt động khiến lãi chồng lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của Dự án.

Bên cạnh đó, để dự án được triển khai, Thường trực HĐND và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có các Công văn số 2155/CV-UB ngày 14/10/1999, Công văn số 175/CV-HĐND ngày 20/9/1999 và Công văn số 1967/CV-UB ngày 21/9/1999, trong đó ngoài cam kết trả nợ thay nếu Dự án không trả được nợ, còn cam kết sẽ “tạo điều kiện” cho đơn vị để hoàn trả vốn và lãi Dự án bánh kẹo đúng hạn.

“Cam kết” là thế nhưng hơn 20 năm qua, tự thân Công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế cố gắng tổ chức sản xuất kinh doanh, xoay xở nguồn để trả nợ gốc và lãi vay cho Dự án. Đến nay, nợ gốc và lãi vay của Dự án Nhà máy bánh kẹo cơ bản đã được trả gần hết, riêng khoản vay ưu đãi tại Ngân hàng BIDV (nguyên là Quỹ hỗ trợ đầu tư) là 22 tỷ, đơn vị đã trả 24,155 tỷ đồng vẫn còn nợ 19,745 tỷ đồng, trong đó nợ gốc còn 9,2 tỷ.

Cần sự hỗ trợ, đồng hành của UBND tỉnh thừa Thiên Huế

sản phẩm của Nhà máy mang thương hiệu INFOCO
sản phẩm của Nhà máy mang thương hiệu INFOCO.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế cho biết: Hiện nay, theo công văn của Ngân hàng BIDV nếu doanh nghiệp không trả hết khoản nợ trên thì sẽ xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Nếu việc này xảy ra thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp buộc phải phá sản vì không còn máy móc thiết bị. Khó khăn hơn, bên cạnh nợ vay đầu tư dây chuyền sản xuất Nhà máy bánh kẹo, mấy năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19; đặc biệt là trận lũ lụt lớn năm 2020 ngâm toàn bộ nhà máy trong nước lũ, hiện nay chưa khắc phục được hoàn toàn.

Trận lụt năm 2020 ở Huế đã nhấn chìm toàn bộ Nhà máy trong biển nước
Trận lụt năm 2020 ở Huế đã nhấn chìm toàn bộ Nhà máy trong biển nước.

Nhằm vực dậy, không để công ty phá sản khi có đến 40 năm có mặt trên địa bàn Thừa Thiên Huế, thương hiệu bánh kẹo các loại mang tên INFOCO có mặt trên thị trường cả nước, Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế vừa mới tổ chức cuối năm 2022, đã lên phương án sản xuất kinh doanh mới; xây dựng phương án trả nợ; nhiều cổ đông có tiềm lực đã đăng ký đầu tư, mở rộng kinh doanh. Nhưng khó khăn mới xuất hiện là, thời điểm Nhà máy bánh kẹo ra đời thì Cụm Công nghiệp An Hòa (TP Huế) chưa hình thành, lúc đó diện tích đất cho Nhà máy bánh kẹo thuê chỉ là đất nông nghiệp, hồ rau muống, buộc công ty phải tự thuê xe đổ đất làm hạ tầng rất tốn kém. Đồng thời, thời hạn quyết định cấp đất ngoài khu công nghiệp lúc đó là 30 năm, nếu theo đúng thời hạn thì thời gian thuê đất của dự án đến năm 2029 là hết hạn (10/1999- 10/2029). Chắc chắn đến thời điểm đó, chưa đến 6 năm nữa, thì phương án đầu tư sản xuất kinh doanh mới chưa thể thu hồi được vốn, đồng nghĩa nợ vẫn chưa thể trả hết.

Những sản phẩm của Nhà máy bánh kẹo Huế
Những sản phẩm của Nhà máy bánh kẹo Huế.

Để cứu công ty khỏi cảnh phá sản, 120 công nhân, lao động đang sống cùng Nhà máy bao nhiêu năm nay không bị thất nghiệp, HĐQT Công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế đề nghị HĐND, UBND tỉnh “tạo điều kiện” cho đơn vị được hưởng thời hạn thuê đất như các doanh nghiệp trực thuộc Cụm công nghiệp An Hòa là 49 năm kể từ ngày thuê nhằm giúp Doanh nghiệp huy động được nguồn vốn từ cổ đông - nhà đầu tư nhằm tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, có nguồn để trả các khoản nợ quá hạn và phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Trao đổi với Thương hiệu và Công luận, các cổ đông và người lao động Công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế cùng chung niềm tin như Bà Huệ, họ cho rằng: Nếu Lãnh đạo tỉnh, các sở ngành quan tâm, hỗ trợ, cùng chung nỗi lo của CBCNV công ty chắc chắn sẽ tìm ra phương án tối ưu, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Không thể để một DNNN của địa phương đang kinh doanh hiệu quả, đi đầu thực hiện cổ phần hóa, thực hiện theo mô hình công nghiệp hóa của tỉnh, của thành phố Huế nay lại bị phá sản!

                                                                           Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.