Khó khăn hiện nay là việc nhà đầu tư kí hợp đồng giá điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Các bên đã đàm phán nhiều lần nhưng chưa ký được. Đến nay chưa thống nhất về giá điện. Nếu không ký hợp đồng thì bán điện ở đâu?", Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thông tin.

Đối việc chuyển đổi ngoại tệ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết thêm: Nhà đầu tư đầu tư 4 tỷ USD vào Việt Nam. Khi họ bán điện và thu về bằng tiền Việt Nam đồng thì có được đổi ra USD để chuyển ra nước ngoài hay không? Vấn đề này cần được cam kết rõ. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng mong muốn được bảo lãnh Chính phủ cho dự án để họ có thể huy động vốn từ các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên vấn đề này chưa có tiền lệ nên còn gặp vướng mắc.

Theo ông Thiều, tỉnh Bạc Liêu đã làm hết mình, còn trách nhiệm giải quyết vướng mắc sau này thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành trung ương, đặc biệt Bộ Công Thương và thẩm quyền của Chính phủ. Nếu dự án này được triển khai và đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thông tin tại buổi họp báo.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thông tin tại buổi họp báo. Ảnh KT.

Trước đó, đầu năm 2020, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ trao quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Nhà máy LNG Bạc Liêu 3.200MW, thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu, do Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE) là chủ đầu tư dự án và Tập đoàn Bechtel (Mỹ) là tổng thầu EPC.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 93.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD). Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 15% và vốn vay chiếm tối đa 85%. Dự án trở thành dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ trước tới nay.

Nhà đầu tư có 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đến cuối tháng 12/2020) để hoàn thành chuẩn bị đầu tư và 36 tháng để triển khai xây lắp khu tiếp nhận, lưu trữ LNG; trạm tái hóa khí, đường đưa khí vào bờ và vận hành tổ máy tua bin khí giai đoạn 1 (công suất 750MW) vào cuối năm 2023; tiếp tục xây lắp và đưa vào vận hành các tổ máy còn lại của dự án để đạt đủ công suất 3.200MW trước tháng 12/2027 theo quy hoạch điện VII.

Hải Trung