Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chưa có hướng dẫn tính toán giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo

Đại diện một doanh nghiệp điện gió thuộc diện dự án chuyển tiếp đặt tại miền Tây cho hay, hiện vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Công thương về tính toán chi phí và giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, khiến doanh nghiệp chỉ biết xót xa nhìn tiền rơi.

Cụ thể, sau khi không kịp vận hành thương mại (COD) trước ngày 1/11/2021, các dự án chuyển tiếp đã phải đợi tới tháng 10/2022, Bộ Công thương mới ban hành Thông tư 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Rồi tới tháng 1/2023 mới có Quyết định 21/QĐ-BCT về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Tuy nhiên, tới bây giờ, tức là 14 tháng sau khi ban hành Quyết định 21/QĐ-BCT, các dự án chuyển tiếp vẫn phải đợi hướng dẫn của Bộ Công thương thì mới có thể bước tới hồi chung kết trong đàm phán giá điện chính thức và PPA.

Dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp sốt ruột chờ hướng dẫn đàm phán bán điện để thực hiện bước tiếp theo. Ảnh: Đ.T
Dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp sốt ruột chờ hướng dẫn đàm phán bán điện để thực hiện bước tiếp theo. Ảnh: Đ.T

Trong thời gian chờ đợi, doanh nghiệp cũng đã đàm phán cụ thể với Công ty Mua bán điện (EPTC) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 4 lần. Nhưng do không có hướng dẫn chi tiết cho quá trình đàm phán các dự án năng lượng tái tạo nói chung từ Bộ Công thương để ra mức giá chính thức cuối cùng, nên hai bên không thể đi tới thống nhất và ký chính thức PPA.

“EVN/EPTC cũng chỉ là doanh nghiệp nhà nước, làm theo các quy định do cơ quan chức năng ban hành. Sau các đợt thanh, kiểm tra về năng lượng tái tạo vừa qua, họ không dám quyết gì. Vậy là, cả ‘làng’ làm năng lượng tái tạo chỉ biết ngồi yên và chờ đợi”, đại diện trên bức xúc.

Thực trạng của dự án điện gió trên cũng là nỗi niềm của nhiều nhà đầu tư đang triển khai các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp khác.

Ông Nguyễn Bình, một người tham gia triển khai các dự án điện gió chuyển tiếp cho hay, sau khi ký thỏa thuận với EPTC về giá tạm bằng 50% khung giá theo Quyết định 21/QĐ-BCT, thì nhà đầu tư lại tiếp tục chờ.

Năm 2020, Bộ Công thương ban hành Thông tư 57/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện dành cho cả các nhà máy điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia có tổng công suất trên 30 MW. Tuy nhiên, các nhà máy điện gió, mặt trời lại không thuộc diện áp dụng thông tư này.

“Giờ không có cơ sở pháp lý thì không đàm phán được. Bộ Công thương tuy đang tiến hành sửa đổi Thông tư 57/TT-BCT, nhưng đến nay vẫn chưa ban hành”, ông Bình nói và cho hay, việc chấp nhận mức giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định 21/QĐ-BCT là giải pháp tình thế để nhà đầu tư thu được chút nào hay chút đó, bù đắp chi phí đã bỏ ra.

Dư nợ các dự án năng lượng tái tạo chỉ mới 10 tỷ USD
Dư nợ các dự án năng lượng tái tạo chỉ mới 10 tỷ USD

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng T&T Group, đại điện các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp cho rằng Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương ban hành khung giá điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp có phần vội vàng, nhiều điểm chưa phù hợp trong việc tính toán, trình và lấy ý kiến của các bên liên quan.

"Các nhà đầu tư bị ảnh hưởng trực tiếp không được hỏi ý kiến. Việc tính toán cũng chưa thuê tư vấn độc lập và chưa phù hợp với thực tế và hồ sơ của nhà đầu tư đã gửi EVN", đại điện T&T Group cho biết.

Theo bà Bình, hiện 34 dự án chuyển tiếp với tổng công suất hơn 2090,9 MW gồm 28 dự án điện gió với tổng công suất 1.638,35 MW và 6 dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62 MW đã hoàn tất thi công và hoàn thiện công tác thử nghiệm, đảm bảo đủ điều kiện huy động.

Bà Bình nhấn mạnh, "nếu chứng kiến những cánh đồng điện gió với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng đứng yên trong hơn một năm qua thì mới thấy xót xa thế nào. Việc không được huy động là một thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư".

Các nhà đầu tư cũng bày tỏ băn khoăn trước việc Bộ Công Thương bãi bỏ các điều khoản về trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng từ các dự án năng lượng tái tạo đồng nghĩa với việc dự án không còn được ưu tiên trong huy động công suất như trước đây. Từ đó việc cắt giảm công suất sẽ diễn ra thường xuyên với các dự án điện gió, điện mặt trời.

thực trạng đàm phán PPA của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, đại diện EPTC cho hay, doanh nghiệp nào có nhu cầu đề nghị ký PPA thì EPTC đều đã ký tắt và hiện chờ phương pháp tính giá chính thức của Bộ Công thương.

EPTC đã 2 lần góp ý với Cục Điều tiết điện lực về phương pháp tính giá cho các nhà máy năng lượng tái tạo để sửa đổi Thông tư 57/TT-BCT, nhằm sớm có quy định chính thức. Trong lúc đó, EPTC cũng đã đề nghị các chủ đầu tư triển khai theo phương pháp tính toán của thông tư hiện hành với các nhà máy điện truyền thống để khi có hướng dẫn chính thức cho các dự án chuyển tiếp, thì có thể rút ngắn thời gian tính toán, đàm phán.

Cả nhà đầu tư và EPTC đều thừa nhận, hai thông số quan trọng nhất trong dự án là tổng mức đầu tư và sản lượng điện. Do các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp thuộc diện “gián tiếp tham gia thị trường điện”, nên nhà đầu tư rất quan tâm tới giá và sản lượng điện thực tế.

Theo quy định hiện hành, việc xác định sản lượng điện bình quân là dựa trên thiết kế cơ sở được duyệt. Thiết kế cơ sở này hiện do chủ đầu tư lập và trình cơ quan nhà nước (Sở Công thương hoặc Bộ Công thương) thẩm định, thông qua.

“Thực tế là, đa phần dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp lập dự án ở thời điểm áp dụng giá FIT khá cao với điện gió và điện mặt trời. Giờ làm theo Thông tư 57/TT-BCT thì các thông số liên quan tới tổng mức đầu tư phải được rà soát và chuẩn chỉ về mặt thủ tục và phương pháp tính”, đại diện EPTC nhận xét.

Vì vậy, EPTC cho hay, trong tháng 3/2024, EPTC tiếp tục làm việc với các nhà máy, các Sở Công thương địa phương để rà soát trước các thông số liên quan đến quá trình tính giá chính thức, nhằm rút ngắn thời gian đàm phán khi Thông tư 57/TT-BCT sửa đổi được ban hành chính thức.

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 15/5: Duy trì ổn định
Giá lúa gạo hôm nay 15/5: Duy trì ổn định

Ghi nhận giá lúa gạo hôm (15/5) duy trì ổn định so với hôm qua. Hiện nhu cầu mua lúa Hè Thu chưa nhiều, chủ yếu là lúa đã trổ.

Công an Bắc Giang ứng dụng công nghệ đảm bảo đảm an ninh trật tự
Công an Bắc Giang ứng dụng công nghệ đảm bảo đảm an ninh trật tự

Trong thời gian qua, lực lượng Công an tỉnh Bắc Giang đã ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công việc hằng ngày, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), phục vụ nhân dân.

Viên chức có mã số chức danh nghề thế nào được phụ cấp ưu đãi?
Viên chức có mã số chức danh nghề thế nào được phụ cấp ưu đãi?

Bà Lưu Trinh (TP. HCM) đang giữ mã ngạch V05.02.07 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật, đã được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên môn xét nghiệm và đứng tên giấy phép phòng xét nghiệm của cơ quan.

Nam Định đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở
Nam Định đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Tỉnh Nam Định đang tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Lần đầu tiên phát hiện được loài chim Quắm đen tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Lần đầu tiên phát hiện được loài chim Quắm đen tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 15/5, Tiến sĩ Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học& Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua điều tra thực địa, đoàn khảo sát tại Đầm phá Tam Giang- Cầu Hai đã phát hiện có loại Quắm đen sinh sống. Đây là lần đầu tiên ghi nhận được loài Quắm đen tại Miền Trung Việt Nam

Nhiều dự án đầu tư công ở Nghệ An chậm giải ngân
Nhiều dự án đầu tư công ở Nghệ An chậm giải ngân

Nguồn tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 30/4/2024, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 13 cơ quan, đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Cụ thể, có 72 dự án nguồn đầu tư công tập trung và 356 dự án nguồn chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân.