Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chưa đạt mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết Quốc hội đề ra

Theo các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn kiến thức và kỹ năng cần thiết cho hoạt động giám sát của đại biểu dân cử là người dân tộc thiểu số do Hội đồng Dân tộc tổ chức, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN vẫn chưa đạt được như mục tiêu, mong muốn yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội đề ra. Nguồn ngân sách để triển khai thực hiện ở các địa phương còn rất thấp.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành: Các quy định hướng dẫn còn đặt ra nhiều thủ tục

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN được Quốc hội thông qua là 3 điểm nhấn quan trọng, nhằm phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH ở nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS. Ba Chương trình được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương và đã đạt được kết quả bước đầu như xác lập hành lang pháp lý cho quá trình thực hiện. Chính phủ đã bố trí ngân sách thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Các địa phương cũng đã chuẩn bị các nội dung hoạt động của Chương trình, dự án cụ thể, chuẩn bị hồ sơ, bồi dưỡng cán bộ…

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn chưa đạt được như mục tiêu, mong muốn yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội đề ra. Nguồn ngân sách để triển khai thực hiện ở các địa phương còn rất thấp.

Vướng mắc, khó khăn nhất là cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện của ba Chương trình mục tiêu quốc gia. Dù mỗi Chương trình có đặc thù khác nhau, nhưng Chương trình phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và MN có tiền đề là hơn 20 năm thực hiện Chương trình 135 về phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây là bài học kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức, thực hiện. Song các quy định hướng dẫn còn quá nhiều thủ tục, chưa tạo sự thông thoáng. Việc giải ngân nguồn vốn cũng rất phức tạp, trong khi ba Chương trình này lại phải thực hiện nhiều hạng mục nhỏ. Mặt khác, cũng không thể không nói đến yếu tố khách quan, do tác động của dịch bệnh Covid - 19 cũng gây tác động, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Chủ tịch HĐND Cao Bằng Hoàng Văn Thạch: Mỗi bộ, ngành lại có hướng dẫn riêng, chưa thống nhất

Nghị định số 27/2022/NĐ - CP ngày 19/04/2022 của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn nhiều vướng mắc, nhất là về cơ chế lồng ghép các chương trình còn rất rối. Mục tiêu thì đơn giản, đó là giúp thay đổi tư duy, nếp sống, giảm bớt khó khăn cho người dân, nhưng lại có rất nhiều dự án, tiểu dự án liên quan đến mục tiêu này. Ví dụ một đoạn đường có đến 03 dự án thì khó thực hiện.

Theo Nghị định 27 của Chính phủ thì các dự án phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, tức là mọi quyết định liên quan đến các dự án, tiểu dự án đều phải trình HĐND tỉnh. Cứ thay đổi đầu mục, danh mục hay tên dự án lại phải trình HĐND, gây khó khăn cho địa phương.

Vừa qua tỉnh Cao Bằng đã thực hiện phân cấp một số dự án, tiểu dự án xuống HĐND cấp huyện. HĐND tỉnh chỉ tập trung giám sát, khảo sát và có điều chỉnh nếu cần thiết. Tuy nhiên, trong Nghị định 27 chưa làm rõ việc phân cấp cho HĐND huyện, xã, nên tỉnh cũng phải tính rất kỹ, vì sợ phân cấp không đúng thì lại vi phạm quy định của Nghị định 27, nhưng nếu không phân cấp thì không làm được. Hiện mỗi bộ, ngành lại hướng dẫn riêng một nội dung, không thống nhất, nên rất vướng cho địa phương. Bên cạnh đó, giải ngân cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn I (2021 -2025) cũng rất chậm. Chúng tôi rất kỳ vọng, tới đây, giám sát tối cao của Quốc hội về việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ tháo gỡ những vướng mắc này.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An Lô Thị Kim Ngân: Hướng dẫn cụ thể về việc lồng ghép vốn 03 Chương trình mục tiêu quốc gia

Địa bàn DTTS và MN của tỉnh Nghệ An rất rộng, chiếm 83% diện tích của tỉnh, trong đó gần 15% đồng bào DTTS sống tại 11 huyện, thị xã thuộc phía tây của tỉnh. Khi 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai sẽ có tác động lớn đến sự phát triển KT - XH của vùng DTTS và MN nói chung và địa bàn DTTS và MN trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn I (2021 - 2025) còn chậm; nhiều tỉnh còn đang cần hướng dẫn cụ thể hơn từ hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan đến việc lồng ghép vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN.

Trước đây, hai Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đã có cơ chế lồng ghép vốn, nhưng chưa cụ thể định mức và yêu cầu tối thiểu đối với địa phương phải thực hiện bố trí vốn đối ứng. Nhưng lồng ghép vốn của 3 Chương trình chưa có. Việc năm 2022 phải chuyển tiếp các công trình, dự án sang năm 2023 còn vướng mắc trong bố trí kinh phí, giải ngân vốn đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó, một số định mức về đất sản xuất, nước sinh hoạt, trồng cây dược liệu ở khu vực miền núi đều đang chờ văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành.

Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.