Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chứng khoán phiên chiều 18/9: Áp lực bán gia tăng, chứng khoán hạ nhiệt

Lực bán gia tăng mạnh khi VN-Index chạm ngưỡng 1.270 điểm khiến thị trường hạ nhiệt trong phiên chiều 18/9.

Kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm với mức giảm có thể lên tới 50 điểm phần trăm, cao hơn dự đoán trước đó là 25 điểm phần trăm, các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên sáng 18/9, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trên thị trường Việt Nam, sau ít phút thăm dò, dòng tiền tự tin nhập cuộc giúp thị trường có phiên giao dịch sôi động và VN-Index chinh phục được ngưỡng cản 1.270 điểm.

Bước vào phiên chiều, quán tính của cuối phiên sáng giúp VN-Index nhích thêm qua ngưỡng 1.271 điểm lúc mở cửa phiên. Tuy nhiên, ngay sau đó, lực cung đã gia tăng, khiến nhiều mã quay đầu điều chỉnh hoặc hạ nhiệt, VN-Index cũng lùi dần, thu hẹp đà tăng chỉ còn phân nửa so với phiên sáng, về dưới 1.265 điểm.

Chốt phiên, VN-Index tăng 5,95 điểm (+0,47%), lên 1.264,9 điểm với 231 mã tăng, ít hơn 41 mã so với phiên sáng, trong khi số mã giảm nhiều hơn 59 mã, lên 85 mã. Tổng khối lượng giao dịch đạt 799,8 triệu đơn vị, giá trị 18.546,5 tỷ đồng, tăng 26,5% về khối lượng và 37% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 201,4 triệu đơn vị, giá trị 3.745,3 tỷ đồng.

Trong rổ VN30, áp lực bán khiến nhóm cổ phiếu họ Vingroup đảo chiều giảm điểm, trong đó VRE là mã giảm mạnh nhất khi mất 1,29% xuống 19.150 đồng, VHM cũng giảm 0,23% xuống 43.900 đồng và VIC giảm 0,58% xuống 42.650 đồng. Ngoài bộ 3 này, một số mã khác cũng đảo chiều giảm như MSN, GVR, cùng với đó là sắc đỏ tại SHB, VNM, SAB và HPG, nhưng mức giảm nhẹ.

Ở chiều ngược lại, các mã tăng cũng hạ nhiệt đáng kể, ngoại trừ MWG nới đà tăng lên 2,1%, đóng cửa ở mức 68.200 đồng. CTG và SSI vẫn là 2 mã tăng mạnh nhất trong rổ VN30, nhưng chỉ còn tăng hơn 2,15% lên 35.700 đồng và 2,14% lên 33.400 đồng. Các mã khác cũng hạ nhiệt so với phiên sáng, qua đó cũng khiến VN30-Index chỉ còn giữ mức tăng nhẹ 7,29 điểm (+0,56%), lên 1.310,94 điểm.

Về thanh khoản, nhóm chứng khoán và ngân hàng là 2 mã có sức hút lớn nhất với dòng tiền hôm nay khi 9 mã có khối lượng khớp lớn nhất đều thuộc 2 nhóm này (3 mã chứng khoán và 6 mã ngân hàng), trong đó chỉ duy nhất VPB đóng cửa tham chiếu, còn lại đều tăng. HCM là mã có thanh khoản tốt nhất với 29,5 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,97% lên 30.150 đồng, hạ nhiệt đáng kể so với mức tăng 5,86% của phiên sáng. Tiếp theo cũng là SSI khớp 28,15 triệu đơn vị. Một mã chứng khoán khác là VIX có thanh khoản đứng thứ 6 với 15,5 triệu đơn vị.

Trong nhóm ngân hàng, VPB có thanh khoản tốt nhất với 22,13 triệu đơn vị, tiếp đến là CTG 17,49 triệu đơn vị, TPB khớp 16 triệu đơn vị; TCB và STB khớp trên dưới 15 triệu đơn vị; MBB khớp 13,55 triệu đơn vị.

Trong khi đó, các mã tăng kịch trần trong phiên sáng như CTR, FIT, IMP, TSC, AGM, HVX, KPF tiếp tục giữ vững sắc tím, cùng với đó có thêm sự góp mặt của ST8 khi mã này nhận được lực mua lớn trong phiên chiều, giúp thanh khoản tăng mạnh lên 1,18 triệu đơn vị, và còn dư mua trần (8.330 đồng) hơn 325.000 đơn vị.

HNX-Index cũng có diễn biến tương tự VN-Index khi hạ nhiệt dần trong phiên chiều, thậm chí chỉ số này còn có lúc về sát mức tham chiếu, trước khi nảy trở lại cuối phiên.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,66 điểm (+0,28%), lên 232,95 điểm với 78 mã tăng và 75 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 65,9 triệu đơn vị, giá trị 1.127,7 tỷ đồng, tăng 25,6% về khối lượng và 5,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,6 triệu đơn vị, giá trị 180,3 tỷ đồng.

Cũng như sàn HOSE, 2 mã có thanh khoản tốt nhất HNX hôm nay cũng là 2 mã công ty chứng khoán, trong đó SHS khớp 11,46 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2% lên 15.300 đồng, lùi 2 bước giá so với phiên sáng. Tiếp đó là MBS khớp 5,79 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,55% lên 28.200 đồng, lùi 2 bước giá so với phiên sáng. Ngoài ra, có thêm 2 mã có thanh khoản trên 3 triệu đơn vị là DL1 và CEO, trong đó DL1 nhận được trợ lực tốt từ lực cầu, nên đóng cửa tăng 6,85% lên 7.800 đồng, trong khi CEO lại giảm 0,65% xuống 15.400 đồng.

Trong khi đó, UPCoM lại trái ngược với 2 sàn niêm yết. Trong phiên sáng, khi 2 sàn niêm yết khởi sắc, thì UPCoM lại chỉ may mắn mới giữ được sắc xanh, nhưng sang phiên chiều, khi 2 sàn niêm yết chịu rung lắc thì UPCoM lại bứt lên nửa cuối phiên để đóng cửa với mức tăng khá tốt.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,35 điểm (+0,37%), lên 93,47 điểm với 195 mã tăng và 81 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 58,4 triệu đơn vị, giá trị 714,2 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2 triệu đơn vị, giá trị 23,9 tỷ đồng.

Chuyển sang UPCoM, HNG thay thế BSR trở thành “vua” thanh khoản với khối lượng khớp hôm nay đạt 14,97 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,35% lên 4.800 đồng. Trong khi mã đứng thứ 2 là BCR khớp 5,75 triệu đơn vị, chỉ nhiều hơn phiên sáng chưa tới nửa triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,92% lên 5.300 đồng. Một tân binh khác từ HOSE chuyển sang theo HNG là HBC khớp 3,45 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 1,75% xuống 5.600 đồng.

Trong khi đó, BSR bị đẩy xuống vị trí thứ 4 về thanh khoản với 3,78 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,85% lên 23.600 đồng. Trên BSR là DFF với 4,56 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức kịch trần 2.700 đồng.

Một cổ phiếu họ Viettel tăng mạnh nữa là VGI với mức tăng 9,76% lên 67.500 đồng, khớp 2,2 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng quanh mức tăng của thị trường cơ sở. Trong đó, hợp đồng đáo hạn vào ngày mai (19/9) là VN30F2409 tăng 6,10 điểm (+0,47%), lên 1.311,9 điểm với 217.453 hợp đồng được chuyển nhượng, tương đương tổng giá trị 28.513 tỷ đồng; khối lượng mở 35.851 hợp đồng.

Trên thị trường chứng quyền, hôm nay có tới 19 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, chủ yếu vẫn đều của 3 đơn vị phát hành quen thuộc là SSI, HSC và ACBS. Trong đó, có duy nhất CHPG2405 do SSI phát hành có thanh khoản trên 3 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 27,27% xuống 80 đồng. Ngoài ra, có 5 mã có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị, trong đó có 2 mã do HSC phát hành và 3 mã còn lại do SSI phát hành.

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, hôm nay có gần 5,07 triệu đơn vị, tương đương tổng giá trị 2.320 tỷ đồng được chuyển nhượng. Trong đó, RHG12101 do Tập đoàn R&H phát hành có khối lượng giao dịch lớn nhất, tới hơn 2,37 triệu đơn vị, giá trị 251,1 tỷ đồng. Trong khi xét về giá trị, HDR12403 do Bất động sản Hải Đăng phát hành có giá trị giao dịch lớn nhất với 511,05 tỷ đồng, tương ứng 5.036 đơn vị. Tiếp đó là VIB12107 do VIB phát hành với 309,34 tỷ đồng, tương ứng 300 đơn vị.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.