Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chứng khoán phiên sáng 1/7: Thị trường ảm đạm, VN-Index rung lắc nhẹ

Tâm lý thận trọng dâng cao khiến thị trường tiếp tục giao dịch ảm đạm với thanh khoản sụt giảm mạnh và chỉ số VN-Index trở lại trạng thái rung lắc nhẹ trong phiên sáng đầu tuần ngày 1/7.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Trong khi hầu hết giới phân tích đang kỳ vọng xu hướng thị trường đang tích lũy để tìm cơ hội hồi phục thì áp lực bán bất ngờ gia tăng trong phiên cuối tuần đã khiến chỉ số VN-Index thủng ngưỡng 1.250 điểm và tâm lý thị trường chuyển qua trạng thái kém khả quan.

Về yếu tố kỹ thuật, chỉ báo RSI và MACD hướng xuống tiệm cận vùng giá bán, cho thấy áp lực bán vẫn còn hiện hữu. Thêm vào đó, dải Bollinger band có xu hướng mở rộng ra hai phía cho thấy VN-Index vẫn có thể có những rung lắc mạnh theo quán tính giảm trong đầu phiên tới trước khi phục hồi trở lại.

Giới phân tích cho rằng, khả năng thị trường có cú rũ mạnh là không cao bởi lực cầu có thể gia tăng đáng kể tại vùng hỗ trợ 1.225-1.230 điểm sẽ giúp VN-Index duy trì được xu hướng tích cực trong trung hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam, xu hướng của thị trường đã chuyển sang giai đoạn giảm cho nên đà giảm có thể sẽ còn tiếp diễn trong tuần giao dịch tới. Chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại mức hỗ trợ gần nhất 1.230 điểm và thấp hơn có thể là 1.200 điểm.

Quay lại diễn biến thị trường phiên giao dịch sáng đầu tuần 1/7, chỉ số VN-Index đảo chiều hồi phục sắc xanh ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, sự hồi phục khá mong manh bởi biên độ tăng hẹp và tâm lý thận trọng cao độ diễn ra trên diện rộng, đã nhanh chóng khiến thị trường đảo chiều giảm.

Chỉ số VN-Index vẫn nỗ lực giữ mốc 1.240 điểm và sau khoảng 90 phút mở cửa, thị trường đang giảm nhẹ với thanh khoản ở mức thấp khi không có mã nào đạt được mức thanh khoản 5 triệu đơn vị. Trong đó, các nhóm cổ phiếu đều biến động trong biên độ hẹp với mức tăng giảm chỉ quanh 1%.

Trái với những “tân binh” trước đây, cổ phiếu DSE đã có phiên chào sàn không mấy khả quan khi có thời điểm chạm sàn và hiện đang giảm mạnh hơn 12%.

Trong khi đó, thông tin khả quan từ việc chia cổ tức khủng, đã giúp cổ phiếu HTL tiếp tục lập đỉnh mới của hơn 5 năm khi xác nhận phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp. Hiện HTL tăng 6,8% lên mức 21.850 đồng/CP với khối lượng dư mua trần hơn 0,1 triệu đơn vị.

Áp lực bán thường trực khiến VN-Index duy trì đà giảm nhẹ trong suốt thời gian còn lại của phiên sáng.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 144 mã tăng và 237 mã giảm, VN-Index giảm 3,82 điểm (-0,31%), xuống 1.241,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 216,4 triệu đơn vị, giá trị 5.547,3 tỷ đồng, giảm 21,3% về khối lượng và 24,7% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần qua ngày 28/6. Giao dịch thoả thuận đóng góp hơn 29,95 triệu đơn vị, giá trị 551,65 tỷ đồng.

Nhóm VN30 chốt phiên giảm gần 5 điểm với 14 mã tăng và 16 mã giảm. Trong đó, MWG vẫn là mã tăng tốt nhất dù biên độ có thu hẹp về cuối phiên và tiếp tục giữ vững vị trí tâm điểm của thị trường.

Cụ thể, chốt phiên MWG tăng 1,4% lên mức 63.300 đồng/CP với thanh khoản dẫn đầu thị trường, đạt hơn 8 triệu đơn vị khớp lệnh. Ngược lại, POW và TCB là 2 mã giảm sâu nhất, tương ứng mất 3% và 2,4%; còn lại các cổ phiếu chỉ tăng giảm trên dưới 1%.

Về top cổ phiếu tác động mạnh tới thị trường cũng đều không quá lớn, với VCB có đóng góp lớn nhất chỉ đạt 0,4 điểm cho chỉ số chung; trái lại FPT là gánh nặng lớn cũng chỉ lấy đi chưa tới 0,6 điểm của chỉ số chung.

Xét về nhóm ngành, ngoại trừ duy nhất nhóm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ có mức tăng hơn 2%, còn lại ở nhóm ngành tăng trưởng đều ghi nhận biên độ chưa tới 0,5% như bán lẻ, bảo hiểm, nông lâm ngư, chế biến thủy sản…

Ở chiều ngược lại, nhóm sản phẩm cao su và nhóm công nghệ thông tin có mức giảm sâu nhất đều hơn 1%. Các nhóm trụ cột bank – chứng – thép đều trong xu hướng điều chỉnh nhẹ bởi trạng trạng thái phân hóa.

Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, OCB tăng tốt nhất đạt hơn 1%, các mã như VCB, SHB, VPB, MBB, STB… nhích nhẹ chưa tới 0,5%; trái lại TCB giảm sâu gần 2,4%, EIB giảm 2,9%, còn lại cũng chỉ giảm trong biên độ hẹp. Trong đó, SHB sôi động nhất ngành và thuộc top 5 mã dẫn đầu thị trường nhưng cũng chỉ đạt hơn 5,2 triệu đơn vị khớp lệnh.

Trên sàn HNX, sau thời gian ngắn đầu phiên le lói sắc xanh, áp lực bán gia tăng trên diện rộng cũng khiến thị trường đảo chiều giảm.

Chốt phiên, sàn HNX có 54 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index giảm 1,01 điểm (-0,43%), xuống 236,57 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 22 triệu đơn vị, giá trị 360,35 tỷ đồng. Giao dịch thoả thuận có thêm 2,31 triệu đơn vị, giá trị 73,81 tỷ đồng.

Cặp đôi cổ phiếu vừa và nhỏ gồm MBG và TIG là tâm điểm giao dịch của thị trường. Chốt phiên, MBG khớp hơn 4,88 triệu đơn vị và ghi nhận mức giảm 6,8% xuống sát mức giá sàn 4.100 đồng/CP; trong khi TIG tăng 2,7% và khớp 2,35 triệu đơn vị.

Trái lại, các cổ phiếu trong nhóm HNX30 như SHS, HUT, PVS, IDC đều giảm trên dưới 1%, trong đó SHS khớp 2,13 triệu đơn vị, HUT khớp 1,13 triệu đơn vị, còn lại khá thấp.

Trên UPCoM, không nằm ngoài xu hướng chung, chỉ số UPCoM-Index nhanh chóng quay đầu giảm sau thời gian ngắn hồi phục nhẹ.

Chốt phiên sáng, UPCoM-Index giảm 0,85 điểm (-0,87%), xuống 96,69 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 15,8 triệu đơn vị, giá trị 294,2 tỷ đồng. Giao dịch thoả thuận có thêm 0,19 triệu đơn vị, giá trị 3,87 tỷ đồng.

Toàn thị trường chỉ có 2 cổ phiếu dầu khí có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị. Cụ thể, BSR khớp 3,24 triệu đơn vị, chốt phiên giảm 1,8% xuống 21.600 đồng/CP; trong khi OIL giảm 4,9% và khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu đáng chú ý như VEA, VGT, DDV, DGT, CLX, QTP, TVN cũng đều chìm trong sắc đỏ với thanh khoản chỉ trên dưới nửa triệu đơn vị.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

PC Bắc Giang linh hoạt các giải pháp tiết kiệm điện
PC Bắc Giang linh hoạt các giải pháp tiết kiệm điện

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang) kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện tại một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Phú Yên vừa phê duyệt chủ trương lập 2 quy hoạch quan trọng liên quan đến thị xã Đông Hòa
Phú Yên vừa phê duyệt chủ trương lập 2 quy hoạch quan trọng liên quan đến thị xã Đông Hòa

UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt chủ trương lập Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Hòa Thành rộng 472 ha và nhiệm vụ điều chỉnh Quy chung đô thị thị xã Đông Hòa đến năm 2040 rộng 26.567 ha.

SeABank triển khai phương án để tăng vốn điều lệ lên 28.800 tỷ đồng
SeABank triển khai phương án để tăng vốn điều lệ lên 28.800 tỷ đồng

Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa thông qua nghị quyết về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) để tăng vốn điều lệ lên 28.800 tỷ đồng.

Triệt xóa đường dây vận chuyển hơn 700 kg cần sa
Triệt xóa đường dây vận chuyển hơn 700 kg cần sa

Tối 2/7, Công an TP. Hà Nội thông tin, khoảng đầu tháng 2/2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ phát hiện nhóm đối tượng mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn trên địa bàn.

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín thông qua việc giải thể 2 công ty con
CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín thông qua việc giải thể 2 công ty con

Ngày 2/7, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR - sàn HOSE) thông qua việc giải thể công ty con là Công ty TNHH MTV TTC Land Retail Management, địa chỉ tại số 253 Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM.

Phú Tài chốt quyền chia cổ tức 10% bằng tiền mặt
Phú Tài chốt quyền chia cổ tức 10% bằng tiền mặt

Ngày 15/7 tới đây, CTCP Phú Tài (PTB – sàn HOSE) sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông chia cổ tức đợt 2/2023 theo tỷ lệ 10% bằng tiền mặt, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng.