Chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo Phó cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương Trịnh Anh Tuấn: Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm hơn và đạt được một số kết quả bước đầu; song vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém...
Xin ông cho biết kết quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua?
Trong 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn Luật - đã góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức, chủ động, tích cực tham gia của các chủ thể trong nền kinh tế, xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một trong những kết quả nổi bật đạt được (giai đoạn 2011 – 2022) đó là chúng ta đã xây dựng hệ thống văn bản pháp luật trực tiếp, điều chỉnh lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm Luật, các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn thực hiện. Trong đó, vai trò nổi bật là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, sở công thương các tỉnh, thành phố, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và mạng lưới 54 hội bảo vệ người tiêu dùng tại 54 địa phương.
Công tác chuyên môn - bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng triển khai thống nhất, có hiệu quả trên cả nước. Có thể nêu lên một số nội dung chính dưới đây.
Các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tổ chức rộng khắp, với sự tham gia của gần 60 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng xây dựng và vận hành Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 với 52 điểm kết nối trên cả nước; nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng tại các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, tiếp nhận và xử lý trung bình 1.500 vụ/năm; người tiêu dùng tại các địa phương đã chủ động liên hệ tới sở công thương, phản ánh vụ việc.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận và xử lý gần 5.000 hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngay từ khi ký kết các hợp đồng giao dịch; tiếp nhận và giám sát tổng số 178 vụ việc thu hồi sản phẩm khuyết tật liên quan đến hàng trăm triệu sản phẩm ô tô, xe máy, máy tính, điện thoại, pin, quạt, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em…
Là thành viên chính thức, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả tại các tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới như Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Mạng lưới Thực thi và bảo vệ người tiêu dùng quốc tế (ICPEN); thường xuyên thực hiện hợp tác với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật, Hàn Quốc, Mỹ…
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề xuất xây dựng và thực hiện nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án có quy mô lớn.
Trong đó, nổi bật là QĐ số 1157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (giai đoạn 2021 – 2025); thực hiện nhiều hoạt động chuyên đề hướng tới nội dung cụ thể như bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, giao dịch cho vay trực tuyến, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

Còn những hạn chế, tồn tại gì trong công tác này?
Sự thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật và thực tiễn sản xuất, kinh doanh, những tác động bên ngoài, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã làm phát sinh một số khó khăn, tồn tại trong việc thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo dó, một số quy định tại Luật chưa phù hợp, chưa điều chỉnh kịp sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, nhất là các giao dịch trên không gian mạng và xu hướng tiêu dùng bền vững; một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định pháp luật có liên quan, dẫn tới khó theo dõi, thực hiện không thống nhất.
Nguồn lực triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội còn nhiều khó khăn, hạn chế, khiến cho hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng kỳ vọng. Sự tham gia của các bộ, ban, ngành, các hiệp hội, cộng đồng DN còn thiếu tính chủ động, chưa gắn kết thường xuyên với hoạt động tiêu dùng của người dân.
Phạm vi, đối tượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chủ yếu tập trung ở các thành phố, khu đô thị, chưa lan tỏa sâu rộng tới khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Vậy, đâu là giải pháp khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, cơ bản là:
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành; bổ sung những quy định nhằm kịp thời điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn (dự án Luật sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp tháng 05/2023);
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng thông qua các hoạt động như tăng cường thực hiện các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi, phát huy sự chủ động tham gia của cộng đồng DN, tổ chức trong và ngoài nước, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông…;
Vận hành các công cụ, cơ chế để hỗ trợ người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng, tập huấn nâng cao năng lực của các sở công thương, các hội bảo vệ người tiêu dùng;
Phối hợp với nhiều đơn vị liên quan để tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; kịp thời cung cấp thông tin về kết quả xử lý để cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng, đồng thời, tăng tính răn đe, đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với các DN…
Trân trọng cảm ơn ông!
Hà Thu (Thực hiện)
Tin mới
Sở Y tế Hà Tĩnh: Đình chỉ lưu hành, thu hồi 02 loại mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố, các công ty dược trong tỉnh thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi 02 mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Quy định mới về mã số vùng trồng: Phân cấp mạnh cho cơ sở cấp
Việc ủy quyền địa phương chủ động quản lý và cấp mã số vùng trồng được kỳ vọng sẽ góp phần giảm bớt thủ tục hành chính, nâng phẩm cấp nông sản Việt vươn tầm thế giới.
Ngày 27/03: Số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ so với ngày trước đó
Theo số liệu từ Bộ Y tế, ngày 27/03, cả nước ghi nhận 10 ca mắc COVID-19, tăng nhẹ so với ngày trước đó.
Bình Định chuẩn bị ký kết hợp tác với các tỉnh Nam Lào
Chiều 27/03, tại TP. Quy Nhơn diễn ra chương trình Họp báo công bố sự kiện “Hội nghị ký kết hợp tác giữa UBND tỉnh Bình Định và chính quyền các tỉnh Nam Lào giai đoạn 2021 – 2025”. Đây là sự kiện đối ngoại quan trọng của tỉnh Bình Định trong năm 2023.
Công an Thanh Hoá khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo
Theo thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, hiện nay tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang có dấu hiệu gia tăng, trước tình hình đó, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo.
Thanh Hoá phấn đấu khởi công dự án AEON MALL vào tháng 9 năm nay
AEON MALL Thanh Hóa là trung tâm thương mại đầu tiên của Aeon tại Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư vào khoảng 190 triệu đô la Mỹ, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa yêu cầu các sở, ngành liên quan tập trung triển khai các phần việc để khởi công dự án này vào tháng 9 năm nay.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam
Hải Phòng khôi phục thành công giống cam “tiến vua” được trồng cách đây khoảng 800 năm
Chân dung người phụ nữ truyền cảm hứng cho phái đẹp