Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyển đổi số, bước đi "phải có" cho DN Việt

Một DN muốn ngày càng đi lên thì phải hiểu công cuộc chuyển đổi số là rất quan trọng, nó sẽ số hóa toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, giúp sản xuất sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành thấp và cạnh tranh tốt nhất.

 

Nền tảng cho DN Việt hội nhập kinh tế số

Các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 đã phát huy tác dụng ở Việt Nam và mang lại những đóng góp rất cụ thể và tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại các Diễn đàn Kinh tế cũng đặt ra vấn đề, thách thức theo các giai đoạn khác nhau.

Theo giới phân tích, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong các lĩnh vực: Công nghệ gốc, công nghệ nguồn, nhân lực chất lượng cao; chính sách và hạ tầng kỹ thuật số; quyền lực mềm, biên giới mềm, an ninh không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, xuyên quốc gia…

Chuyển đổi số, bước đi

CMCN 4.0 có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động trong bối cảnh lực lượng lao động lớn; lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ mất dần. Những lao động thủ công trong các ngành dệt, may, lắp ráp, nông nghiệp truyền thống sẽ chịu tác động lớn nhất từ cuộc cách mạng lần này. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh lao động Việt Nam đang trong tình trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, năng suất lao động thấp, tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu...

Hỗ trợ DN đi lên

Điều kiện để quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy và phát triển, theo các DN và chuyên gia, cần khung thể chế tạo nền tảng để đưa cái mới và sáng tạo vào. Nếu không sẽ dẫn tới rủi ro pháp lý khiến DN gặp khó khăn, thậm chí phá sản. Con người sẽ là trọng tâm của quá trình này.

Một yếu tố nữa là công nghệ, theo ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng (NH) TMCP Liên Việt (LienVietPostBank) kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Phần mềm Việt Nam, công nghệ thực chất là đơn giản nhất, vì nếu DN nhận thức được và có vốn đầu tư sẽ đem lại hiệu quả. Với DN Việt Nam, thuận lợi để thực hiện chuyển đổi số là chưa có nhiều DN lớn và DN chưa đầu tư nhiều về công nghệ nên sẽ không rơi vào tình trạng phải thay đổi, xóa bỏ cái cũ để làm cái mới. DN chưa tốn chi phí về rủi ro đầu tư nên có thể áp dụng ngay công nghệ mới.

"Chính phủ cần tạo cơ chế, hỗ trợ DN tiên phong trong quá trình này. Đặc biệt, nhà nước cần cơ chế ưu tiên khuyến khích thúc đẩy DN trong các lĩnh vực đầu tư về hạ tầng chuyển đổi số để tạo ra cơ sở, nền tảng dữ liệu về AI, Big Data, blockchain... Những công ty tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số cũng cần thiết, bởi gần như 90% DN chưa hiểu chuyển đổi số là gì, nên cần công ty tư vấn. Đây là quá trình lâu dài nên nhanh hay chậm phụ thuộc vào người đứng đầu" - ông Nguyễn Đình Thắng phân tích.

Còn theo ông Huỳnh Kim Tước, các hiệp hội cần giúp DN hiểu về tầm quan trọng của số hóa thông qua việc kết nối hội viên với các tổ chức tư vấn để trang bị kiến thức cho DN. Nhà nước sẽ tham gia với vai trò định hướng, ban hành các tiêu chuẩn, chính sách hỗ trợ thông tin...

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của Việt Nam trong thời gian qua đã có bước tiến đáng kể. Đặc biệt, từ khi ứng dụng được công nghệ cao vào sản xuất, năng suất đã cao hơn hẳn. Lĩnh vực ứng dụng công nghệ nhanh và mạnh là dịch vụ, kinh doanh ứng dụng, kinh tế chia sẻ...

Ngoài ra, một số DN nông nghiệp cũng ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, những ngành then chốt như chế biến, chế tạo lại chưa có sự đầu tư công nghệ tương xứng; chưa tham gia được vào chuỗi liên kết nên không đem lại giá trị gia tăng lớn. Mặt khác, trình độ đầu tư khoa học công nghệ còn chưa đồng đều, chủ yếu tự phát, tập trung ở các DN lớn, có tiềm lực. Điều này dẫn đến năng suất lao động chung của cả nền kinh tế còn chưa cao.

Bên cạnh những lợi ích to lớn nêu trên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức, rủi ro mới. Các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề lý luận và thực tiễn của cuộc CMCN 4.0:

Cơ chế và chính sách quản lý nhà nước trong bối cảnh cách mạng 4.0; Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý hành chính, cung ứng dịch vụ công và chính phủ điện tử; Đổi mới mô hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam; Ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; Hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển xuất khẩu bền vững; Phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm thân thiện môi trường; Đổi mới mô hình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro, văn hóa kinh doanh, tài chính, kế toán, chuỗi cung ứng toàn cầu...; Đầu tư và quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin và CNTT của doanh nghiệp; Chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo và tái đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao…

 T. Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine

Nguồn ngân sách mới cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn cho các hệ thống phòng không, pháo binh, chống tăng...

Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử
Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử

Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, hay chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.

Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam

Học giả Argentina cho rằng, trên nền tảng chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước ngày một phát triển, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý
Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý

Ngày 26/4, tại Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Vấn đề giá lúa gạo giảm thời gian qua cũng được đưa ra thảo luận.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).