Ngày 31/10, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận trung ương và Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam”.

Chuyên gia trao đổi về cách tiếp cận, thu hút nguồn vốn FDI trong kỷ nguyên đất nước vươn mình
Chuyên gia trao đổi về cách tiếp cận, thu hút nguồn vốn FDI trong kỷ nguyên đất nước vươn mình. Ảnh internet.

Tham gia sự kiện có các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Đào Thanh Trường cho rằng, trong bối cảnh thế giới hiện nay đang có những biển đổi khó lường, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, kinh tế thế giới phân mảng làm suy giảm và định hình lại dòng vốn đầu tư quốc tế, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng trong khu vực thu hút các các nhà đầu tư nước ngoài.

Không chỉ được đánh giá cao bởi năng lực hội nhập, thích ứng với các xu hướng phát triển tiến bộ mang tính toàn cầu, đặc biệt là xu hướng Phát triển Xanh và Bền vững, Việt Nam còn được ghi nhận bởi những nỗ lực vô cùng mạnh mẽ trong việc ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do, tăng cường nâng cấp các quan hệ đối tác chiến lược góp phần thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra một môi trường giao thương năng động thu hút đầu tư nước ngoài.

PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh, có được những thành tựu trên, không thể không kể đến những đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong những năm qua.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương thì với yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn tới, đặc biệt là để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng và huy động, sử dụng, phát huy cao độ nguồn lực tài chính nói chung đối với Việt Nam vừa là yêu cầu cấp bách vừa có tính chiến lược.

Ảnh internet.
Chuyên gia trao đổi về cách tiếp cận, thu hút nguồn vốn FDI trong kỷ nguyên đất nước vươn mình. Ảnh internet.

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Trúc Lê nêu, niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động; khuyến khích đầu tư vào công nghệ cao và đổi mới sáng tạo; phát triển năng lượng tái tạo và kinh tế xanh; tăng cường chuyển giao công nghệ và liên kết doanh nghiệp FDI và trong nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm thiểu tình trạng chuyển giá và tăng cường giám sát; phát triển các khu vực kém phát triển và cân bằng vùng miền.

Một điểm sáng khác trong việc thu hút FDI tại Việt Nam trong thời gian gần đây đó chính là thu hút hoạt động FDI của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, tập đoàn lớn như Apple của Mỹ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất của mình vào Việt Nam. Đồng thời, “bộ ba” đối tác quen thuộc của Apple tại Việt Nam là Foxconn, Luxshare và Goertek cũng đồng loạt tăng vốn, mở rộng nhà máy ở Việt Nam, …. 

Thông qua sự hợp tác của các doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực này, các chuyên gia đánh giá rằng trong năm 2024 và những năm sắp tới, Việt Nam sẽ có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn.. Dự kiến, Việt Nam có thể kỳ vọng thu hút vốn FDI khoảng 39-40 tỷ USD cho cả năm 2024.

GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), xét về lợi ích - một tiêu chí quan trọng trong hoạt động đầu tư FDI, Việt Nam vẫn bị thua thiệt vì nhà đầu tư nước ngoài chuyển về quốc gia của họ “những khoản lợi nhuận khổng lồ”. Về công nghệ và quản trị, Việt Nam vẫn chưa thực sự thu được nhiều kỹ năng quản trị và gần như chưa nhận được tác động chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI.

Theo GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), xét về lợi ích - một tiêu chí quan trọng trong hoạt động đầu tư FDI, Việt Nam vẫn bị thua thiệt vì nhà đầu tư nước ngoài chuyển về quốc gia của họ “những khoản lợi nhuận khổng lồ”. Về công nghệ và quản trị, Việt Nam vẫn chưa thực sự thu được nhiều kỹ năng quản trị và gần như chưa nhận được tác động chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI.

Ảnh internet.
Chuyên gia trao đổi về cách tiếp cận, thu hút nguồn vốn FDI trong kỷ nguyên đất nước vươn mình. Ảnh internet.

Hiện nay, có khoảng 68,5% các doanh nghiệp FDI đánh giá Việt Nam có thuận lợi hơn về địa điểm đầu tư so với những quốc gia khác mà doanh nghiệp cân nhắc đầu tư như các vấn đề chi phí và chất lượng lao động, thuế và khả năng ứng phó của Chính phủ Việt Nam đối với các tình thế khẩn cấp được cho là tích cực hơn các quốc  gia khác. 

“Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng vấn đề tham nhũng và hệ thống thủ tục hành chính, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam vẫn chưa bằng quốc gia xuất xứ”, GS.TSKH. Nguyễn Mại cho hay.

Bà Dương Thị Vĩnh Hà, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam được đánh giá là cạnh tranh nhưng vẫn còn một số hạn chế. 

Cụ thể, nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn thiếu tính đa dạng và cạnh tranh do chủ yếu là ưu đãi thuế dựa trên thu nhập mà chưa có các hình thức ưu đãi dựa trên chi phí. Bệnh cạnh đó, một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đã được quy định như tại Điều 18 Luật Đầu tư nhưng chưa được quy định thống nhất và đồng bộ với pháp luật về ngân sách nhà nước nên không thể thực thi trong thực tế.

Việt Nam vẫn chưa bắt kịp được với các chính sách tiên tiến, thông lệ quốc tế. Đồng thời, nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn chưa phù hợp với yêu cầu trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi”, Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho hay.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh internet.
Chuyên gia trao đổi về cách tiếp cận, thu hút nguồn vốn FDI trong kỷ nguyên đất nước vươn mình. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh internet.

Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam vẫn mắc “bẫy” về giá trị gia tăng thấp khi thu hút được FDI như: không có sự hình thành các mối liên kết với nền kinh tế trong nước; hiệu quả hoạt động thấp xét về mọi mặt (đầu tư, năng suất, phát triển kỹ năng...); chủ yếu đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động, cạnh tranh bằng giá, nhìn nhận lao động là yếu tố chi phí hơn là nguồn lực…

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng dòng vốn FDI vào Việt Nam dù đã mang lại nhiều dự án tốt, góp phần tạo động lực mới cho nền kinh tế, nhưng cũng có những dự án từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể đảm nhiệm.  

Vì vậy, để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI, bà Lan nhấn mạnh rằng đã đến lúc mà Việt Nam cần chủ động chọn và sẵn sàng từ chối những dự án FDI không phù hợp, không đáp ứng các tiêu chí do Việt Nam đặt ra. “Đồng thời, Việt Nam cũng cần thiết lập các tiêu chuẩn về môi trường, yêu cầu các doanh nghiệp FDI phải tuân thủ khi đầu tư vào Việt Nam”, bà Lan bổ sung thêm.

Trong dài hạn, Việt Nam cũng cần xây dựng một lộ trình thu hút FDI cụ thể cũng như có các chương trình cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. 

“Để nâng cao được dòng vốn FDI, Việt Nam rất cần tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, tuy nhiên muốn thu hút được dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ thì cần phải có đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp FDI”, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cũng gợi ý

Việt Nam kỳ vọng thu hút vốn FDI khoảng 39-40 tỷ USD cho cả năm 2024. Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư và đối tác thương mại.

PV (t/h)