Thế giới tiếp tục thiếu cao su tự nhiên trong năm 2025
Thế giới tiếp tục thiếu cao su tự nhiên trong năm 2025 (Ảnh: internet)

Nguồn cung cao su tự nhiên không theo kịp mức tiêu thụ trong 5 năm liên tiếp. Cụ thể, sản lượng của Indonesia dự báo giảm mạnh gần 10%, xuống còn 2,04 triệu tấn do diện tích cao su khai thác giảm khi nông dân chuyển sang trồng những loại cây khác, đặc biệt là cọ dầu.

 Sản lượng của Malaysia dự kiến giảm 4,2% trong năm 2025, xuống còn 370.000 tấn do cây cao su già cỗi và chuyển đổi cây trồng. Việt Nam có thể đạt sản lượng cao su tự nhiên giảm 1,3% trong năm nay, xuống còn 1,28 triệu tấn.

 Bên cạnh đó, nguồn cung từ các nước sản xuất cao su tự nhiên khác dự kiến tăng, với sản lượng của Trung Quốc dự kiến tăng 6%, lên 933.000 tấn. Thái Lan, nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, dự kiến sản lượng tăng 1,2% trong năm 2025 sau khi suy giảm 0,4% trong năm 2024.

 Sản lượng từ các nước sản xuất không thuộc ANRPC ước tính tăng 3,5% trong năm nay, lên 3,3 triệu tấn. Lào và Bờ Biển Nga đang nổi lên là nguồn cung đóng góp đáng kể cho ngành cao su tự nhiên toàn cầu.

Theo ANRPC, kế hoạch mới của các công ty Trung Quốc về việc trồng cao su và tái xuất khẩu ở khu vực biên giới của Lào và Myanmar sẽ giúp tăng sản lượng cao su tự nhiên ở khu vực này.

 Về nhu cầu, Campuchia dự kiến ghi nhận mức tăng trưởng tiêu thụ cao su tự nhiên 110%, lên 122.000 tấn nhờ nhiều dự án sản xuất vỏ xe đi vào hoạt động trong năm nay.

Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới dự kiến ​​nhu cầu sẽ tăng lần lượt 2,5% và 3,4%, lên 7,16 triệu tấn và 1,5 triệu tấn.

Sự thiếu hụt nguồn cung có khả năng duy trì giá cao su ở mức cao, làm tăng chi phí sản xuất cho các công ty sản xuất vỏ xe, dày dép, thiết bị y tế..

 Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên bao gồm 13 nước thành viên gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến chỉ tăng nhẹ trong năm 2025, không theo kịp nhu cầu tăng thêm chủ yếu do sản lượng giảm ở một số nước sản xuất lớn như Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

L.T (t/h)