Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyện xây dựng thương hiệu Licogi từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần

Thực trạng tài chính từ khi đấu giá lần đầu ra công chúng của thương hiệu Licogi - Tổng Công ty Licogi cho thấy, dấu hiệu “sức khỏe” tài chính sa sút, hiệu quả kinh doanh thấp. Trong đó, Kiểm toán viên đã từng chỉ ra hàng loạt vấn đề ở các dự án, phương án xử lý tài chính áp dụng lập báo cáo tài chính mà Ban Tổng Giám đốc áp dụng thời điểm đó chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chú ý, quý III/2023 Licogi có lỗ lũy kế hơn 587 tỷ đồng, nợ gấp hơn 9 lần vốn...

Hành trình xây dựng thương hiệu Licogi

Thương hiệu Licogi thuộc Tổng Công ty Licogi - CTCP (UPCoM: LIC) có địa chỉ tại số 491, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội do ông Đinh Việt Tùng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và ông Vũ Nguyên Vũ giữ chức Tổng Giám đốc.

Theo website https://licogi.vn/ giới thiệu, LIC được chuyển đổi từ Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng - Công ty TNHH MTV từ năm 2014. Ngày 25/07/2014, Bộ Xây dựng phê duyệt giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Công ty mẹ - Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, với giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2012 là hơn 737,4 tỷ đồng.

Thời điểm đó, Licogi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công và xử lý nền móng, thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,...

Ngày 11/12/2014, Licogi được phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng với vốn điều lệ 900 tỷ đồng. Đến ngày 13/04/2015, Công ty tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), kết quả đã chào bán thành công 100% số cổ phần đưa ra đấu giá. Theo đó, khối lượng cổ phần đấu giá thời điểm này là 21.269.000 cổ phần, giá đấu thấp nhất 10.000đ/cổ phần, giá cao nhất 11.000đ/cổ phần, (giá bình quân 10.006đ/cổ phần).

Đến ngày 23/04/20215, Công ty đã hoàn thành việc thu tiền bán đấu giá cổ phần ra công chúng, trong đó Bộ Xây dựng là 36.640.691 cổ phần, tương đương 40,71% vốn điều lệ. Tìm hiểu được biết, 02 cổ đông ngoài nhà nước đáng chú ý được ký hợp đồng bán cổ phần với tư cách nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH Kinh doanh và Bất động sản Khu Đông (Công ty BĐS Khu Đông) và Công ty TNHH Đầu tư Gia Cường (Công ty Gia Cường).

Công ty BĐS Khu Đông với tỷ lệ sở hữu 35% (tương đương 31.500.000 cổ phần) vốn điều lệ của Locogi. Đáng chú ý, 31,5 triệu cổ phần mà BĐS Khu Đông nắm giữ thuộc diện bị hạn chế chuyển nhượng, 05 năm kể từ ngày 31/12/2015. Còn Công ty Gia Cường sở hữu 22,24 vốn, tương đương 20.012.888 cổ phần. Tuy nhiên, đến ngày 20/6/2018, Cổ đông này đã bán 2.700.000 cổ phiếu giảm tỷ lệ sở hữu còn 17.312.888 (tương đương với 19,24%) vốn tại Licogi.

Vào tháng 05/2017, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) chấp thuận cho Tổng Công ty Licogi – CTCP đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM với mã chứng khoán LIC, khối lượng 90 triệu cổ phiếu, tương đương 900 tỷ đồng.

Ảnh chụp màn hình
Cơ cấu cổ đông của Licogi. (Ảnh chụp màn hình)

Tính tới cuối quý III/2023, Licogi có 03 cổ đông lớn gồm: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu 40,71% vốn điều lệ; Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông sở hữu 35% vốn điều lệ và Công ty TNHH Đầu tư Gia Cường sở hữu 19,4% vốn điều lệ; và còn lại 5,05% thuộc về nhóm cổ đông khác.

Licogi lỗ lũy kế hơn 587 tỷ đồng, nợ gấp 9,43 lần vốn chủ sở hữu trong qúy III/2023

Tại Báo cáo tài chính (BCTC) Hợp nhất quý III/2023, doanh thu thuần của Licogi giảm 9% đạt 445,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu chủ yếu đến từ kinh doanh hàng hóa, bất động sản 332 tỷ đồng, chiếm 74,5%; còn lại từ cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây dựng 113 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp đôi đạt 10,4 tỷ đồng. Chủ yếu do doanh thu hoạt động tài chính khác tăng mạnh từ 956 triệu đồng lên 8,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Chi phí tài chính cũng tăng 2,3% đạt 38,9 tỷ đồng, trong đó 38,8 tỷ đồng là chi phí lãi vay.

Ngoài ra, chi phí bán hàng ở mức 11,7 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 32,6 tỷ đồng, giảm lần lượt là 2% và 8%.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Licogi đạt 34,7 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: BCTC quý III/2023 tại Tổng công ty Licogi
Nguồn: BCTC quý III/2023 tại Tổng công ty Licogi.

Đáng chú ý, tính đến ngày 30/09/2023, Licogi gánh lỗ lũy kế lên đến 587,5 tỷ đồng dù lợi nhuận tăng 62%, đạt 34,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Kết thúc quý III/2023, tổng tài sản của Licogi đạt 4.228,6 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7% so với hồi đầu năm 2023.

Nợ phải trả của Licogi cũng tăng 110,4 tỷ đồng – tương đương tăng 3%. Điều đáng chú ý là số nợ phải trả của Licogi đã chiếm tới 90,4%. So với số vốn chủ sở hữu hiện có của Licogi là 405,2 tỷ đồng, nợ phải trả đang cao gấp 9,43 lần vốn chủ sở hữu.

Các khoản đầu tư tài chính vào công ty liên kết bao gồm: CTCP Licogi 14, CTCP Licogi 19, CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Long, CTCP Thủy điện Bắc Hà, và CTCP Đầu tư và VLXD Đông Anh 8 với tổng số tiền 313 tỷ đồng. Trong đó, CTCP Thủy điện Bắc Hà là 280,7 tỷ đồng, chiếm phần lớn 89,6%. Đầu tư vào công ty liên doanh là Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long với giá trị 159 tỷ đồng.

Hàng tồn kho 845,7 tỷ đồng, tăng 5,7% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn ở chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 668,6 tỷ đồng, chiếm 79%; nguyên vật liệu chiếm 13% ở mức 111,5 tỷ đồng,…

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 1.131 tỷ đồng,  tăng nhẹ so với đầu năm. Chủ yếu là chi phí của dự án khu đô thị Thịnh Liệt với 1.126,7 tỷ đồng, còn lại của thủy điện Cẩm thủy 4,5 tỷ đồng.

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn quý III/2023 của Licogi. (Nguồn: BCTC quý III/2023 tại Licogi)
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn quý III/2023 của Licogi. (Nguồn: BCTC quý III/2023 tại Licogi)

Ngoài ra các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.545 tỷ đồng, tăng 5%. Phần lớn đến từ công ty mẹ 731,8 tỷ đồng, chiếm 47%; tiếp đến là Cơ khí Đông Anh 349,3 tỷ đồng, chiếm 22,6%; Licogi 9 là 161 tỷ đồng, chiếm 10%; còn lại đến từ các tổ chức khác.

Kiểm toán viên: Loạt vấn đề ở dự án, chưa được phê duyệt phương án xử lý tài chính?

Vào năm 2016, tức hai năm sau cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, BCTC Công ty mẹ Kiểm toán và BCTC hợp nhất Kiểm toán năm 2016, Kiểm toán viên đã nêu: Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016, Tổng Công ty – Công ty mẹ đã phát sinh khoản lỗ sau thuế là 293,4 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần trong năm âm 142 tỷ đồng và tổng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn là hơn 803,52 tỷ đồng. Các vấn đề này cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn mang tính trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tổng Công ty – Công ty mẹ.

Ngoài ra, Licogi tồn tại nhiều “vướng mắc” tại một số dự án đang triển khai như: Dự án Khu đô thị ga Hạ Long, dự án Khu đô thị mới C5-C8 và C8 mở rộng, dự án Khu đô thị Thịnh Liệt,…

Nguồn: BCTC tại Licogi năm 2016.
Nguồn: BCTC tại Licogi năm 2016.

Đáng chú ý, về phương án xử lý tài chính, Ban Tổng Giám đốc đã lập báo cáo tài chính cho giai đoạn 01/01/2013 tới 31/12/2015 đã áp dụng các hướng dẫn xử lý tài chính tại các Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, Nghị định 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Tại ngày lập báo cáo tài chính này, Tổng Công ty – Công ty mẹ Licogi chưa nhận được phê duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền về phương án xử lý tài chính được áp dụng trong báo cáo tài chính cho giai đoạn nói trên. Vì vậy, Kiểm toán viên cho rằng các số dư đầu kỳ tại ngày 01/01/2016 có thể thay đổi tùy thuộc vào kết quả phê duyệt của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Do đó, đơn vị kiểm toán không thể xác định được ảnh hưởng của các số dư đầu kỳ cho báo cáo tài chính kết thúc 31/12/2016.

Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016, Tổng Công ty – Công ty mẹ ghi nhận khoản lỗ sau thuế 293,4 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 142 tỷ đồng. Như nêu ở trên, cũng thời điểm xác lập báo cáo này, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 803,52 tỷ đồng, vấn đề này cho thấy khả năng hoạt động liên tục của công ty mẹ Licogi rất khó khăn, báo cáo tài chính lập trên cơ sở hoạt động liên tục.

Nguồn: BCTC tại Licogi năm 2016.
Nguồn: BCTC tại Licogi năm 2016.

Cũng tại báo cáo tài chính Công ty mẹ, Kiểm toán viên đã nêu, báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 chưa được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập. Do đó, số liệu so sánh trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty mẹ Licogi cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016 là số liệu chưa được kiểm toán.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên ngày 22/12/2023, LIC đang giao dịch mức giá 14.900 đồng/cổ phiếu. Hiện LIC đang trong diện cảnh báo do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến loại trừ 03 năm liên tiếp.

Sau bán đấu giá cổ phần, LNST của Công ty mẹ Licogi – CTCP lỗ hàng trăm tỷ đồng

Năm 2015, thời điểm Licogi bán đấu giá cổ phần, tổng giá trị tài sản hơn 3.157 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu được xác định 900 tỷ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty mẹ hơn 29,4 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí, khoản đầu tư thua lỗ khác, lợi nhuận sau thuế của Licogi đạt hơn 8,3 tỷ đồng.

Nhưng đến năm 2016, tổng giá trị tài sản của Locogi giảm đáng kể, chỉ còn 2.792 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 606,5 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh “bỗng dưng lao dốc” cả 1000%, từ lãi 29,4 tỷ đồng 2015, xuống âm 278,8 tỷ năm 2016. Sau khi giảm trừ các khoản, lợi nhuận sau thuế âm 293,4 tỷ đồng (giảm 3.599% so với năm 2015).

Về tài sản ngắn hạn của Công ty mẹ Licogi thời điểm 2016, đạt hơn 1.099 tỷ đồng, trong chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn 783,5 tỷ, tăng hơn 184,7 tỷ so với đầu kỳ. Nợ ngắn hạn thời điểm này hơn 2.186 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoản vay ngắn hạn hơn 724,5 tỷ đồng, phải trả ngắn hạn 637 tỷ.

Tại BCTC hợp nhất kiểm toán trong 2015, 2016 cho thấy, các chỉ số tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận của Licogi cũng giảm đáng kể. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất từ lãi 68,124 tỷ năm 2015, sang năm 2016 âm hơn 436,6 tỷ đồng, (chênh 740,94%, so với năm 2015).

Tuy nhiên, kinh doanh thua lỗ là vậy nhưng năm 2017, Sở GDCK Hà Nội vẫn chấp thuận cho Tổng Công ty Licogi – CTCP đăng ký giao dịch với mã chứng khoán LIC.

Nguồn: BCTC Công ty mẹ Kiểm toán năm 2016 tại Licogi
Nguồn: BCTC Công ty mẹ Kiểm toán năm 2016 tại Licogi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu Licogi.

Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.

Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn
Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đêm nay, mưa dông xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ
Đêm nay, mưa dông xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ

Từ đêm nay (4/5) đến ngày 6/5, mưa rào và dông tiếp tục xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ.

Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?
Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?

Giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua, dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân đẩy giá vé máy bay tăng cao quá mức là do mức thu thuế, phí hiện nay không hề nhỏ.