Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cơ hội xuất khẩu sang châu Phi

(TH&CL) Ông Hoàng Đức Nhuận, Trưởng phòng châu Phi (Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương) cho biết: “Với dân số hơn 1 tỷ người, nhu cầu nhập khẩu của các nước châu Phi là r

(TH&CL) Ông Hoàng Đức Nhuận, Trưởng phòng châu Phi (Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương) cho biết: “Với dân số hơn 1 tỷ người, nhu cầu nhập khẩu của các nước châu Phi là rất lớn, nhất là các mặt hàng nông nghiệp như gạo, hồ tiêu, thủy hải sản. Hơn nữa, các tiêu chuẩn nhập khẩu vào thị trường này cũng không quá khắt khe nên đây là cơ hội tốt cho các DN nước ta”.

Thị trường tiềm năng

Các DN đến từ nhiều nước châu Phi bày tỏ mong muốn thiết lập mối quan hệ làm ăn với các DN Việt Nam. Ngoài việc hợp tác kinh doanh, các DN châu Phi cũng bày tỏ mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với các DN Việt Nam trong sản xuất, chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.

Hiện nay, môi trường kinh doanh ở châu Phi đang được cải thiện. Chính quyền nhiều nước châu Phi đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy thị trường vốn, đầu tư tư nhân và thương mại. Hiện các vấn đề chính trị, các cuộc xung đột tại châu Phi ngày càng lắng dịu và dần đi vào thế ổn định. Với 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, châu Phi đang chứng minh tiềm năng to lớn của mình mới bắt đầu "thức giấc". Đặc biệt, một thị trường tiêu thụ rộng lớn với 800 triệu dân đang trong giai đoạn tái thiết là điều kiện hấp dẫn, thu hút nhiều DN trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia, tuy đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng mức cầu của thị trường châu Phi rất cao. Mức chi tiêu gia đình để giải quyết các nhu cầu tối thiểu chiếm tỷ lệ lớn so với thu nhập: bình quân 82% tại Mozambique, 85% tại Uganda, thậm chí lên đến 91% ở Zambia… Sức tiêu thụ lớn còn thể hiện qua giá trị thương mại hàng hóa khá cao ở hầu hết các nước châu Phi như Morocco nhập mỗi năm 10 tỷ USD hàng hóa, Nam Phi 29 tỷ USD, ngay nước mới trải qua nội chiến như Angola cũng phải nhập đến 3 tỷ USD hàng hóa một năm. Sức mua lớn nhưng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của người châu Phi lại vừa phải, không quá khắt khe như các thị trường EU, Mỹ, Nhật...

Các  hoạt  động  xúc  tiến  thương  mại  giữa Việt Nam - châu Phi được đẩy mạnh và củng cố thông qua các hội chợ quốc tế.

Cơ hội rộng mở

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này là gạo và sản phẩm dệt may, thủy hải sản. Nhập khẩu chủ yếu là hạt điều, các sản phẩm gỗ, bông, sắt thép phế liệu. Trong 9 tháng đầu năm 2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc CEMAC đạt trên 235 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 126 triệu USD và nhập khẩu 109,5 triệu USD. Với UEMOA trao đổi thương mại đạt trên 708 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 316 triệu USD và nhập khẩu là gần 393 triệu USD.

Nhiều DN chế tạo các thiết bị nông nghiệp cũng rất hào hứng với thị trường tiềm năng này. Ông Trần Nhật Sang, Giám đốc Công ty Cao Phát chia sẻ: “Châu Phi là nơi sản xuất hạt điều lớn nhất thế giới nhưng máy móc của họ lại rất thô sơ, lạc hậu vì thế họ sẽ có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm máy móc giúp nâng cao năng suất và đây là cơ hội cho chúng tôi”.

Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống là dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su... Các sản phẩm điện - điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp... cũng đã khẳng định được vị trí của mình tuy giá trị xuất khẩu chưa cao. Nhiều chuyên gia nhận định: Mọi lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đều có thể xuất sang thị trường châu Phi và những mặt hàng châu Phi cần nhập khẩu, Việt Nam đều có thể đáp ứng.

Có thể nói, châu Phi là thị trường lý tưởng, phù hợp với trình độ sản xuất và khả năng của các nước đang phát triển như Việt Nam. Vấn đề cốt yếu là giá cả. Theo một số doanh nhân từng “lăn lộn” trên thị trường châu Phi, hầu như hàng gì từ Việt Nam mang qua cũng bán được miễn là giá hợp lý.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.