Con số 26 tỷ USD mà ngành Da giày-túi xách đạt được năm vừa qua trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như đơn giá thấp, thậm chí bị ép giảm giá. Các đơn hàng đều đang có xu hướng yêu cầu chất lượng và đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững cao hơn, tạo thêm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Chi phí đầu vào tăng cao, nguồn lao động khan hiếm... đều là những khó khăn mà doanh nghiệp ngành dệt may phải vượt qua trong năm 2024.

Ảnh internet.
Con số 26 tỷ USD - năm 2024 và dự báo 29 tỷ USD - năm 2025 của ngành Da giày. Ảnh internet.

Theo bà Xuân, hiện, trong chuỗi cung ứng da giày thế giới, Việt Nam đang đứng thứ ba về sản xuất với 1,4 tỷ đôi/năm, sau Trung Quốc và Ấn Độ; đứng thứ hai về xuất khẩu với 1,3 tỷ đôi/năm, chỉ sau Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày-Túi xách cho hay: Các thị trường xuất khẩu của ngành da giày năm 2024 đều có sự tăng trưởng. Một số thị trường lớn như Mỹ, EU giữ được mức tăng trên 10%. Năm nay Trung Quốc tiếp tục được xếp vào nhóm thị trường xuất khẩu tỷ USD của ngành, chỉ xếp sau Mỹ, EU và chiếm 9% tỷ trọng. 

Năm 2024 ngành da giày đã mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường ở khu vực Nam Mỹ và Trung Đông. Thị trường Trung Đông được đánh giá là thị trường rất tiềm năng khi có nhu cầu tiêu dùng lớn và đa dạng.

Trong đó, giày thể thao - mặt hàng thế mạnh của Việt Nam chiếm ưu thế, mặt hàng này cũng có thể giúp xuất khẩu của ngành tăng trưởng nhanh và mạnh sang Trung Đông trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, thị trường này còn tiêu dùng mặt hàng dép tuy nhiên số lượng không lớn.

Bà Phan Thị Thanh Xuân chia sẻ thêm: Ngành da giày Việt Nam đứng ở vị trí cao trong chuỗi cung ứng, do đó phải chịu tác động sớm từ những tiêu chuẩn xanh, tiêu chuẩn phát triển bền vững của những nhà nhập khẩu.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững, doanh nghiệp da giày đối mặt với 5 thách thức lớn. Đầu tiên, những thị trường xuất khẩu lớn của ngành như: Mỹ, EU, Nhật Bản đang đặt ra yêu cầu rất cao về phát triển bền vững, trong đó, có chuyển đổi xanh, ứng dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Các đạo luật của phía EU cũng yêu cầu tính tuân thủ rất cao.

Con số 26 tỷ USD - năm 2024 và dự báo 29 tỷ USD - năm 2025 của ngành Da giày. Ảnh internet.
Con số 26 tỷ USD - năm 2024 và dự báo 29 tỷ USD - năm 2025 của ngành Da giày. Ảnh internet.

Nhìn nhận ở góc độ ngành, bà Xuân cho hay, bối cảnh thị trường năm 2025 không có nhiều thay đổi so với năm 2024. Đơn hàng không quá khó khăn nhưng doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí tăng cao. "Năm 2025 ngành da giày vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD", bà Xuân thông tin.

Để đạt mục tiêu này, ngành da giày còn phụ thuộc vào yếu tố nhu cầu tiêu dùng và khả năng tuân thủ tiêu chuẩn xanh từ các thị trường nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp ngành da giày mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quốc tế để đáp ứng các yêu cầu. Trong đó, các cơ quan chức năng phối hợp với tổ chức quốc tế nghiên cứu đưa ra được 'tiêu chuẩn xanh' thống nhất và có chính sách hỗ trợ hài hòa để doanh nghiệp có thể tận dụng.

Bà Xuân cho biết, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước, theo nhiều chuyên gia, sự chủ động và tích cực của doanh nghiệp ngành Da giày - túi xách là điều kiện quan trọng nhất trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững. Bởi lẽ, chính sách chỉ là công cụ hỗ trợ, Nhà nước không thể làm thay doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp, đối tác Châu Âu thường đặt ra quy trình bài bản rất đầy đủ và chi tiết, cụ thể. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với cách tư duy quy trình sản xuất phải được thiết kế một cách bài bản, chi tiết cụ thể, từ khâu đầu cho đến khâu cuối. Thậm chí nhiều doanh nghiệp hay bỏ qua công đoạn kia để tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí nhân công…

Để chuyển đổi và bắt nhịp với những yêu cầu của đối tác, doanh nghiệp phải thay đổi cả công nghệ, cả quy trình sản xuất, phải đầu tư thêm rất nhiều trang thiết bị với chi phí tốn kém...

PV (t/h)