Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công bố Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay

Sáng 14/7, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay đã được Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập từ tháng 4/2020, được triển khai nghiên cứu bởi các đơn vị tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực giao thông vận tải đó là:

Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI), Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (TDSI); đặc biệt có sự tham gia của một trong những công ty tư vấn nước ngoài hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực hàng không là Công ty Tư vấn thiết kế kiến trúc và kỹ thuật sân bay của Pháp (ADPi) thuộc Tập đoàn Aéroports de Paris (ADP). Đây là Công ty đã tư vấn quản lý, thiết kế nhiều công trình Cảng hàng không quốc tế lớn trên thế giới. Hệ thống cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối vận tải chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, cảng hàng không, sân bay liên hệ mật thiết với quốc phòng, an ninh. Quy hoạch hàng không là quy hoạch cuối cùng trong 5 lĩnh vực gồm đường bộ, đường thủy, hàng hải và đường sắt. Hàng không có ưu điểm đi nhanh, tiếp cận trung tâm kinh tế và quốc tế thuận lợi nhưng có nhược điểm như chi phí vận tải cao, đơn cử như vé máy bay đi các tuyến đường bay vàng như Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh giá cũng không phải là rẻ.

Bản đồ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Bản đồ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

Đánh giá hiện tại với 22 cảng hàng không và sắp tới có 30 cảng hàng không, thể hiện vai trò quan trọng của các cảng hàng không, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Cục Hàng không Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các địa phương và Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan để triển khai quy hoạch mạng cảng này và rà soát, tham mưu điều chỉnh vì quy hoạch này có tính rất mở.

“Việt Nam có tiềm năng phát triển vận tải hàng không rất lớn, do đó quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay là tiền đề cho việc đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không. Nếu kinh tế tại địa phương phát triển và có nhu cầu về cảng hàng không thì Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Chính phủ bổ sung, điều chỉnh quy hoạch,” Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho hay.

Thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ hoàn thiện đề án huy động các nguồn lực đầu tư vào các cảng hàng không và trình lên Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa vấn đề này.

Thời kỳ 2021 - 2030 hình thành 30 cảng hàng không bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 16 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa).

Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ hình thành 33 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 19 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hoà, Thành Sơn và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội).

Trong đó, vùng Thủ đô Hà Nội dự kiến sẽ bổ sung thêm Cảng hàng không thứ 2 để hỗ trợ cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khi đạt quy mô khoảng 100 triệu hành khách/năm, đáp ứng mục tiêu hình thành 2 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế mang tầm cỡ khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP. Hồ Chí Minh. Với số lượng cảng hàng không được quy hoạch như trên sẽ đảm bảo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100km, cao hơn mức trung bình của thế giới hiện nay (75%) và tương đương với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Theo Bộ Giao thông vận tải, số lượng cảng hàng không được quy hoạch như trên sẽ đảm bảo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100km, cao hơn mức trung bình của thế giới hiện nay (75%).

Cũng theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050  xác định việc bố trí các trung tâm logistics tại các cảng hàng không có nhu cầu vận tải lớn hơn 250.000 tấn/năm.

Các trung tâm logistics đảm bảo các điều kiện về kho vận và kết nối các loại hình giao thông thích hợp để vận tải hàng hóa tại các cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Đà Nẵng, Chu Lai, Long Thành, Cần Thơ và một số cảng hàng không khác khi có nhu cầu vận tải hàng hóa đạt tiêu chí nêu trên. Hình thành trung tâm logistics trung chuyển hàng hóa quốc tế tại cảng hàng không Chu Lai.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 420.000 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài...

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 15/5: Duy trì ổn định
Giá lúa gạo hôm nay 15/5: Duy trì ổn định

Ghi nhận giá lúa gạo hôm (15/5) duy trì ổn định so với hôm qua. Hiện nhu cầu mua lúa Hè Thu chưa nhiều, chủ yếu là lúa đã trổ.

Công an Bắc Giang ứng dụng công nghệ đảm bảo đảm an ninh trật tự
Công an Bắc Giang ứng dụng công nghệ đảm bảo đảm an ninh trật tự

Trong thời gian qua, lực lượng Công an tỉnh Bắc Giang đã ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công việc hằng ngày, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), phục vụ nhân dân.

Viên chức có mã số chức danh nghề thế nào được phụ cấp ưu đãi?
Viên chức có mã số chức danh nghề thế nào được phụ cấp ưu đãi?

Bà Lưu Trinh (TP. HCM) đang giữ mã ngạch V05.02.07 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật, đã được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên môn xét nghiệm và đứng tên giấy phép phòng xét nghiệm của cơ quan.

Nam Định đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở
Nam Định đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Tỉnh Nam Định đang tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Lần đầu tiên phát hiện được loài chim Quắm đen tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Lần đầu tiên phát hiện được loài chim Quắm đen tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 15/5, Tiến sĩ Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học& Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua điều tra thực địa, đoàn khảo sát tại Đầm phá Tam Giang- Cầu Hai đã phát hiện có loại Quắm đen sinh sống. Đây là lần đầu tiên ghi nhận được loài Quắm đen tại Miền Trung Việt Nam

Nhiều dự án đầu tư công ở Nghệ An chậm giải ngân
Nhiều dự án đầu tư công ở Nghệ An chậm giải ngân

Nguồn tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 30/4/2024, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 13 cơ quan, đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Cụ thể, có 72 dự án nguồn đầu tư công tập trung và 356 dự án nguồn chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân.