Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên

Đây chính là chủ đề chính của Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Sự kiện văn hóa này hứa hẹn là ngày hội lớn của cả cộng đồng dân tộc Tây Nguyên.

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch, thương mại được diễn ra. Lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 20h, ngày 30/11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Sẽ có hơn 1.000 nghệ nhân trong và ngoài tỉnh tham gia trong chương trình khai mạc chính của lễ hội. Với 15 phút trình diễn của hai dân tộc bản địa Bahnar và Jrai đến từ 6 huyện: Chư Pah, Chư Sê, Chư Pưh, Kông Chro, Kbang và Đak Pơ lồng cùng phần âm nhạc đặc trưng Tây Nguyên trên sân khấu chính của buổi khai mạc chắc chắn sẽ làm mãn nhãn du khách bốn phương.

Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên - Hình 1

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 là sự kiện văn hóa quan trọng, nhằm tôn vinh, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. (Ảnh: BTC)

Chương trình khai mạc các hoạt động của Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai vào lúc 8h, ngày 1/12 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Bên cạnh chương trình văn nghệ chào mừng mang đậm bản sắc văn hóa địa phương còn trao giấy ghi nhận cho các nghệ nhân đóng góp cho sự thành công của sự kiện này. Có 6 xe lưu động phục vụ dòng cà phê organic tại các tuyến đường trung tâm của thành phố từ 8h30 – 17h30 với giá bán ưu đãi phục vụ du khách.

26 đoàn nghệ thuật quần chúng với khoảng 1.000 nghệ nhân và diễn viên quần chúng đến từ 4 tỉnh Tây Nguyên và 17 huyện, thị xã, TP. Gia Lai sẽ tham gia giao lưu, trình diễn nghệ thuật cồng chiêng trong Lễ hội đường phố. Các đoàn theo thứ tự được bố trí sẽ biểu diễn cồng chiêng, đi cà kheo tạo không khí sôi động, phấn khởi diễu hành trên các tuyến đường chính, dẫn đầu là đội cồng chiêng nhí huyện Kông Chro. Sau đó sẽ tập kết về xung quanh Quảng trường Đại Đoàn Kết chỉnh chiêng, trình diễn nghệ thuật dân gian và các nghề thủ công truyền thống nhằm phô diễn, giới thiệu đặc trưng văn hóa của cộng đồng, phục vụ nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hóa truyền thống của khách du lịch.

Một phần không thể thiếu tại festival là phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các tỉnh Tây Nguyên như: Lễ ăn cơm mới của người Ê Đê;  Lễ cúng sức khỏe của người M’nông tại công viên Diên Hồng; Lễ Sạ lúa của người Chu Ru; Lễ cầu an của dân tộc Bahnar tại công viên Đồng Xanh. Riêng về Lễ mừng nhà rông mới của dân tộc Bahnar huyện Kbang tại nhà rông làng Ốp sẽ do đội cồng chiêng thanh thiếu niên làng M’Hra xã Kông Lơng Khơng đảm nhiệm. Trưởng đoàn, Anh Nguyễn Công Hòa cho biết bên cạnh phục dựng lại Lễ mừng nhà rông mới của dân tộc Bahnar huyện Kbang sẽ lồng ghép giới thiệu, quảng bá hình ảnh điểm đến, tiềm năng thế mạnh của huyện đến với du khách tại khuôn viên làng Ốp.

Là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn, tôn vinh  những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trong chuỗi hoạt động của festival lần này Bảo tàng tỉnh Gia Lai chủ trì các hạng mục Triển lãm “Chiêng, trống cổ truyền các dân tộc Jrai, Bahnar ở tỉnh Gia Lai”; Trình diễn “Văn nghệ Dân gian” và Trình diễn tạc tượng gỗ dân gian, đan lát và dệt thổ cẩm.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ festival năm nay sẽ công bố tour du lịch cộng đồng và tổ chức khảo sát du lịch (famtrip. Đây là dịp ghi nhận ý kiến đóng góp của các đơn vị nhằm định hướng phát triển du lịch Gia Lai.

Mặt khác, khu “Ẩm thực Tây Nguyên & ẩm thực 3 miền”, “Gian hàng trưng bày sản phẩm địa phương” với nhiều món ăn đặc trưng, thể hiện được tinh túy ẩm thực khắp các vùng miền trên cả nước cùng những sản vật đặc trưng bản địa sẽ được chọn lựa phục vụ tại festival năm nay. Đây không những là dịp để quảng bá điểm đến mà còn là cơ hội được trải nghiệm, thưởng thức sản vật vùng miền cho khách du lịch.

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 là sự kiện văn hóa quan trọng, nhằm tôn vinh, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thông qua lễ hội sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi để giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân các dân tộc trong tỉnh và cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Hoàng Hà

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.