Ngay sau khi nhận được công văn số 50/CV-THCL của Báo Thương hiệu và Công luận về việc liên hệ làm việc, cung cấp thông tin, cơ sở pháp lý về dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đoạn K25 đến K34+100. Phía UBND Tỉnh Thanh Hóa đã ra công văn số 7428/UBND – NN, với ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Chủ đầu tư dự án) cung cấp thông tin cho báo chí về dự án nói trên.

Tại buổi làm việc với PV vào ngày 27/06/2019, ông Nguyễn Văn Nam - Giám đốc ban QLDA ĐTXD các công trình NN và PTNT Thanh Hóa đã cung cấp thông tin cụ thể về hồ sơ Dự án xử lý cấp bách đê tả sông Chu đoạn K25 đến K34+100 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5275/QĐ- UBND ngày 25/12/2018. Ngoài ra, bên phía Ban QLDA còn cung cấp thêm quyết định số 131/QĐ- BQLDA ngày 22/04/2019 về việc phê duyệt thiết kế BVTC-DC.

Công trình dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu (Thanh Hóa): Phản hồi từ chủ đầu tư dự án - Hình 1

Là đất tận dụng để đắp thân đê mới, nên việc nền đất cũ có lẫn tạp chất, bùn là điều không tránh khỏi

Liên quan đến thông tin nghi vấn về việc dự án này đã tận dụng lại đất không đảm bảo chất lượng trong đê cũ để đắp  đê. Thì theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8732:2012 về đất xây dựng công trình thủy lợi do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố thì đất xây dựng công trình thủy lợi là đất được dùng làm nền, làm môi trường chứa nước và dẫn nước, làm vật liệu đắp thân công trình thủy lợi (đê, đập). Các đất mà giữa các hạt rắn tạo đất có sự bám dính, dính kết lẫn nhau bởi sự hiển diện đáng kể của vật liệu hạt bụi và hạt sét (vật liệu chất dính), trong đó hàm lượng hạt sét chiếm hơn 2 % khối lượng thì đủ tiêu chuẩn để sử dụng làm đất đắp đê, đập.

Công trình dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu (Thanh Hóa): Phản hồi từ chủ đầu tư dự án - Hình 2

Theo hồ sơ thì công trình được tận dụng lại đất đào thân đê cũ để đắp cho tuyến đê mới 

Theo ông Lê Công Ba - Trưởng phòng DDHDA2 cho biết, như kết quả khảo sát địa chất đất cũ đê tại dự án này thì lượng đất được tận dụng này hoàn toàn đảm bảo chất lượng.

Về nội dung hồ sơ dự án và hồ sơ thiết kế được duyệt, mặt cắt ngang đê được đắp mở rộng cho đủ chiều rộng = 6m. Tổng khối lượng đất đắp thân đê khoảng 77.000m3. Trong đó, đất đắp đê được khai thác tại mỏ vật liệu số 30B xã Xuân Châu, Thọ xuân khoảng 51.000m3. Tận dụng lại đất đào thân đê (do mở rộng đủ để thi công cơ giới, đất đào dốc, đất đào móng tường chắn đất) khoảng 26.000m3.

Công trình dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu (Thanh Hóa): Phản hồi từ chủ đầu tư dự án - Hình 3

Trong hờ sơ thiết kế, đất đắp đê được khai thác tại mỏ vật liệu số 30B xã Xuân Châu, Thọ Xuân 

Liên quan đến sự việc này, ngay sau khi nhận được thông tin từ báo chí đăng tải, sáng ngày 04/5/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đã tổ chức liên đoàn kiểm tra hiện trường công trình được nêu trên. Biên bản kiểm tra hiện trường cũng nêu rõ: Đất đắp chủ yếu tận dụng đất đào thân đê và móng tường chắn, phần đất còn thiếu được lấy từ mỏ.

Mặt khác, đoàn kiểm tra cũng đã có kiến nghị: Trong quá trình thi công nếu phát hiện đất trong nền đê cũ có bị lẫn đá lớn hoặc đất không đảm bảo (Đất lẫn nhiều cỏ rác), đề nghị giám sát A và đơn vị thi công loại bỏ phần đất này để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

                                                                             Lê Nam - Hoài Thu