Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

CTCP Tập đoàn Masan (MSN) thành công trong việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain)

Ngày 22/4, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) công bố đã hoàn tất thành công việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain), quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD.

Được quy đổi ở mức 25.356 VND/USD, tỷ giá USD/VND đang ở mức đỉnh, Masan tiếp nhận 6.228 tỷ đồng tiền mặt thuần từ khoản đầu tư này, giúp cải thiện đáng kể bảng cân đối kế toán của Tập đoàn. Masan sẽ tiếp tục tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế để giảm đòn bẩy và giảm chi phí lãi vay với mục tiêu Nợ ròng trên EBITDA là <3,5x.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Ảnh: internet)

Là tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam với phương châm đặt người tiêu dùng làm trọng tâm, Masan là một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu trên thị trường tài chính quốc tế. Theo đó, trong 2 năm vừa qua, Tập đoàn đã thành công huy động được 1,5 tỷ USD từ thị trường vốn toàn cầu.

Trong quý IV/2023, Masan đã phòng ngừa thành công 100% rủi ro các khoản nợ dài hạn bằng đồng USD với các điều khoản hợp lý: 950 triệu USD tiền gốc vay được chuyển đổi ở tỷ giá 23.937 VND/USD và lãi suất cố định ở mức 8,93% mỗi năm.

Theo đó, hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swaps) kết hợp với FX kỳ hạn: 45 triệu USD thanh toán gốc vào năm 2024 với tỷ giá (FX) là 24.005 VND; 300 triệu USD có lãi suất cố định 6,48% mỗi năm trong 5 năm với tỷ giá 1 năm (1-year FX) ở mức 23.790 VND để giảm thiểu rủi ro liên quan đến tiền tệ và lãi suất.

Do đó, việc đồng USD tăng giá gần đây không gây tác động trọng yếu đến lợi nhuận của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, vào ngày 20/4 vừa qua, Ngân hàng Techcombank (TCB), công ty liên kết của Masan đã thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Sở hữu 19,9% lợi ích kinh tế tại TCB, Masan dự kiến ​​sẽ nhận được hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt trong 6 tháng tới, giúp Tập đoàn thuận lợi trong công tác giảm đòn bẩy tài chính.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Hà Nội triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị thí điểm triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

“Mưa vàng” trải thảm xanh cho Tây Nguyên
“Mưa vàng” trải thảm xanh cho Tây Nguyên

Từ chiều ngày 3 đến sáng 4/5, trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, xuất hiện mưa vừa trên diện rộng ở một số địa phương như Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Đăk Glei, TP.Kon Tum (Kon Tum); TP Pleiku, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ (Gia Lai); Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Krông Búk, Krông Năng và thành phố Buôn Ma Thuột(Đăk Lăk)...

Bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Công ty ông Nguyễn Duy Hoàng (Bình Định) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi hình thức từ hộ kinh doanh theo chủ trương khuyến khích của nhà nước.

Đề xuất gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02
Đề xuất gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02

Thông tư 02 về cơ cấu lại thời gian trả nợ đang được đề xuất gia hạn. Theo các chuyên gia, giãn, hoãn nợ tức là khoản nợ vẫn còn đó, chỉ là chưa thu và doanh nghiệp vẫn có cơ hội được vay các khoản vay mới. Tuy nhiên, để đề phòng khả năng gia tăng nợ xấu, ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận. Vì với các khoản nợ được giãn, hoãn, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng.

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 với nhiều nội dung quan trọng
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 với nhiều nội dung quan trọng

Tháng Tư và 4 tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu "tác động kép" của những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài; trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu, khả năng cạnh tranh hạn chế.