Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đà Nẵng: Đề án 4,6 tỷ đồng bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch

UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt đề án Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch TP. Đà Nẵng.

Ông Bùi Văn Phong có hơn 40 năm làm nước mắm Nam ÔÔng Bùi Văn Phong có hơn 40 năm làm nước mắm Nam Ô

Mục tiêu của đề án là bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề nước mắm Nam Ô, gắn với phát triển du lịch - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc của Đà Nẵng góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Với kinh phí thực hiện đề án khoảng 4,65 tỷ đồng, do UBND quận Liên Chiểu chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.

PV TH&CL đi thực tế tại Làng nghề nước mắm Nam ÔPV TH&CL đi thực tế tại Làng nghề nước mắm Nam Ô

Cụ thể, thành phố xây dựng sản phẩm nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch, trong đó tập trung các chỉ tiêu như: Đạt sản lượng nước mắm tiêu thụ từ 200.000-250.000 lít/năm; nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, nhãn mác của sản phẩm để tạo thương hiệu riêng, đặc sắc của vùng miền, từ đó nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm nước mắm Nam Ô; tăng thu nhập bình quân đầu người từ nghề đạt 3-4 triệu đồng/người/tháng vào năm 2020 và đạt 4,5-5 triệu đồng/người/tháng vào năm 2025.

Thành phố hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh… cho hội làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô và 100% chủ hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã tại làng nghề.

Nghề làm nước mắm Nam ÔNghề làm nước mắm Nam Ô

Thành phố xây dựng làng nghề nước mắm Nam Ô trở thành điểm du lịch của thành phố nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nước mắm và các sản phẩm liên quan của làng nghề; khai thác tiềm năng các di tích, phong cảnh cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương; từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Giới thiệu các tập quán, sản phẩm làng chài đến với du khách, hình thành khu vực để du khách khám phá, trải nghiệm khi đến với biển Đà Nẵng.Tổng chi phí cho việc đầu tư quản lý ghềnh Nam Ô dự kiến khoảng 7 tỷ đồng những chi phí này đều do Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng đầu tư và không cần hoàn lại

Đề án cũng đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như: Bảo tồn và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô bằng cách khôi phục đội tàu đánh cá từ 3-4 chiếc để chủ động nguồn nguyên liệu, khuyến khích tạo điều kiện cho người dân đóng mới tàu thuyền, tham gia đánh bắt cá nhằm tăng quy mô và sản lượng phục vụ nghề mắm được ổn định.

Khai thác du lịch kết hợp bảo tồn các di sản văn hóa; giới thiệu các tập quán, sản phẩm làng chài đến với du khách, hình thành khu vực để du khách khám phá, trải nghiệm khi đến với biển Đà Nẵng.Khai thác du lịch kết hợp bảo tồn các di sản văn hóa; giới thiệu các tập quán, sản phẩm làng chài đến với du khách, hình thành khu vực để du khách khám phá, trải nghiệm khi đến với biển Đà Nẵng.

Thành phố ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào quản lý, sản xuất; đầu tư cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị, bảo đảm an ninh trật tự và vệ sinh môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá thành; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị; phát triển du lịch làng nghề bằng cách xây dựng khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm của làng nghề nước mắm Nam Ô để trưng bày sản phẩm, hiện vật, dụng cụ sản xuất, giới thiệu quy trình sản xuất, tổ chức trình diễn mô hình sản xuất nước mắm; kết nối xây dựng và tổ chức các tour du lịch.

 

Làng nghề nước mắm Nam Ô di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định số 2974/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2019 về việc công bố đưa làng nghề nước mắm Nam Ô, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Làng nước mắm Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) được hình thành trên 400 năm. Đây là một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước. Nước mắm Nam Ô vang danh gần xa bởi vị mặn mòi của vùng biển miền Trung với bí quyết làm nước mắm “3 cá 1 muối” riêng biệt.

Theo quy định, các sản phẩm được lựa chọn để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể phải đạt các tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Làng mắm Nam Ô nay đã có hơn 100 hộ gắn bó với nghề, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hơn 50 ngàn lít nước mắm Nam Ô.

Một trong những nét đặc trưng của mắm Nam Ô, đó chính là cách làm mắm hoàn toàn thủ công, và nước mắm làm ra được ủ ròng trong vòng 1 năm để tinh chế ra loại mắm ngon nhất.

Đặc điểm để tạo nên thương hiệu nước mắm Nam Ô nổi tiếng, có lẽ là ở nguyên liệu và cách làm nước mắm của người dân nơi đây. Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là từ những con cá cơm than được ngư dân đánh bắt vào đầu tháng ba âm lịch vì thường vào thời điểm này cá cơm tích hợp được rất nhiều đạm, chọn ra những con có kích thước vừa, lưu ý không nên rửa cá bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối.

Đặc biệt, chuẩn bị một chum gỗ mít để muối cá, chèn một lớp sạn ở đáy chum, dùng chuộc để lọc nước mắm mới đảm bảo nước mắm tinh chất, thơm đậm. Một chum chỉ chứa được 200 - 300 kg cá, muối trong vòng 12 tháng sẽ thu được khoảng 100-150 lít nước mắm nhĩ (hay còn gọi nước mắm loại 1).

Hoàng Hữu Quyết

Tin mới

Hải Phòng: Thống nhất hiệp thương kiện toàn chức danh PCT Ủy ban MTTQ Việt Nam khoá XIV
Hải Phòng: Thống nhất hiệp thương kiện toàn chức danh PCT Ủy ban MTTQ Việt Nam khoá XIV

Ngày 7/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Khóa XIV, tổ chức Kỳ họp thứ 12 báo cáo tiến độ tổ chức Đại hội MTTQ các cấp của TP. Hải Phòng;...

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp phát triển kỹ thuật cấy ốc tai điện tử
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp phát triển kỹ thuật cấy ốc tai điện tử

Ngày 7/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (TP. Hải Phòng) tổ chức Lễ ký kết hợp tác về đào tạo lớp Thính học và chuyển giao kỹ thuật cấy ốc tai điện tử với Hội Thính học Việt Nam.

Quản lý xe điện 4 bánh hiệu quả, cần luật hóa các quy định dưới luật
Quản lý xe điện 4 bánh hiệu quả, cần luật hóa các quy định dưới luật

Luật Giao thông đường bộ chưa có quy định về xe 4 bánh chạy bằng điện và hoạt động vận tải chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế của phương tiện này.

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương làm việc và khảo sát tại tỉnh Quảng Ninh
Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương làm việc và khảo sát tại tỉnh Quảng Ninh

Sáng 7/5, Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc và khảo sát tại tỉnh Quảng Ninh về sơ kết thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/8/2018 của Bộ Chính trị về “Định hướng xây dựng chính sách phát triển Công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045” và Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Dự kiến siêu du thuyền khai thác Vịnh Bái Tử Long sẽ đi vào hoạt động trong tháng Năm
Dự kiến siêu du thuyền khai thác Vịnh Bái Tử Long sẽ đi vào hoạt động trong tháng Năm

Dự kiến trong tháng Năm này, du thuyền Essence Grand Halong Bay Cruise 2 của Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây là siêu du thuyền sẽ thí điểm khai thác dịch vụ du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp trên Vịnh Bái Tử Long.

Hội đàm Công an tỉnh Quảng Ninh – Sở Cảnh sát TP. Incheon
Hội đàm Công an tỉnh Quảng Ninh – Sở Cảnh sát TP. Incheon

Chiều ngày 7/5, tại TP. Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã có buổi tiếp xã giao và hội đàm với Sở Cảnh sát TP. Incheon (Hàn Quốc). Đây là hoạt động cụ thể hóa biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên vào tháng 11/2023.