Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại dự án cao su ở Gia Lai để lại nhiều thiệt hại nặng nề

Việc triển khai vội vàng, khảo sát sai đã khiến dự án chuyển hàng chục ngàn héc ta rừng nghèo sang trồng cao su tại Gia Lai kém hiệu quả khi diện tích cao su phần bị chết, phần phát triển kém...

Từ chủ trương của Chính phủ về định hướng phát triển cây cao su cho vùng Tây Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và sự đồng thuận, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Gia Lai đã cấp phép cho nhiều dự án chuyển rừng nghèo sang trồng cao su.

Theo Thông tư số 76 ngày 21/4/2007 của Bộ NN&PTNT, đất thích hợp để trồng cao su là các loại đất đỏ bazan, đất xám đảm bảo các tiêu chuẩn: Độ cao dưới 700 m so với mực nước biển; độ dốc dưới 30 độ; tầng dày tối thiểu 0,7 m; độ sâu mực nước ngầm dưới 1,2 m và không bị ngập úng khi có mưa; thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng, thoát nước tốt... và một số yêu cầu về sinh hóa khác.

Đại dự án cao su ở Gia Lai để lại nhiều thiệt hại nặng nề - Hình 1

Hàng ngàn héc ta cao su chết hoặc kém phát triển khi trồng trên đất rừng khộp

Tuy nhiên, các đơn vị khảo sát đã cẩu thả và phần nào làm lơ những điều kiện trên, cộng với sự vội vàng giao đất của các cơ quan chức năng của Gia Lai dẫn đến những thiệt hại lớn.

Trong một thời gian ngắn, tỉnh Gia Lai đã cho phép 16 doanh nghiệp triển khai 44 dự án với diện tích cho phép chuyển đổi sang trồng cao su hơn 32.000 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên hơn 29.000 ha, đất chưa có rừng hơn 3.200 ha. Kết quả, theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, diện tích trồng cao su hơn 25.000 ha, trong đó diện tích chết và kém phát triển chiếm gần 50%.

Còn theo điều tra riêng của chúng tôi, hầu hết diện tích cao su trồng trên diện tích rừng khộp, diện tích cây bị chết, còi cọc, sinh trưởng kém khá lớn, có lẽ còn nhiều hơn những gì trong báo cáo của tỉnh Gia Lai gửi Bộ NN-PTNT.

  

Sau gần 9 năm thực hiện dự án chuyển hàng chục ngàn héc ta rừng nghèo sang trồng cao su của Gia Lai, thực tế nêu trên đã khiến nhiều doanh nghiệp tham gia dự án đang sa lầy. Tổn hại về kinh tế ước tính hàng ngàn tỉ đồng trong khi hiệu quả xã hội không phát huy như mong muốn: mất rừng, lãng phí tài nguyên đất, tiền của tài sản nhà nước, doanh nghiệp...

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã cùng với các sở ngành Gia Lai tiến hành kiểm tra tại 7 doanh nghiệp có tỷ lệ diện tích lớn cây cao su chết và kém phát triển. Các doanh nghiệp này đã trồng gần 12.000 ha cao su. Theo đánh giá của đoàn công tác, kỹ thuật, giống, quy trình chăm sóc, phòng bệnh cho cao su đều thực hiện đúng.

Còn nguyên nhân chủ yếu khiến cao su chết và sinh trưởng kém là do trồng trên rừng khộp, đất đai thổ nhưỡng không phù hợp, tầng đất canh tác chỉ có độ sâu khoảng 50 cm, thành phần cơ giới là đất cát hoặc đất cát pha thịt hoặc tỷ lệ đá kết von hoặc đất pha sét biến tính bí chặt, chỉ đủ điều kiện rễ cọc phát triển trong 2 - 3 năm đầu. Đến những năm sau không phát triển được, hoặc không phát triển rễ cọc qua tầng sét và bị úng, không thoát nước vào mùa mưa...

Những vấn đề về thổ nhưỡng đã ảnh hưởng nặng nề đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su. Nhiều diện tích cao su trồng 2 - 3 năm trên nền đất rừng khộp có tầng đất canh tác mỏng đã chết khi bị bó rễ, không phát triển được. Không ít diện tích cao su như thế chỉ để... làm cảnh, khó có khả năng cho mủ.

Để “chữa cháy”, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản kiến nghị Bộ NN-PTNT trình Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được trồng các loại cây trồng khác trên diện tích có cây cao su bị chết tập trung theo lô hoặc theo đám và trên diện tích cao su kém phát triển mà trước đây trồng trên diện tích đất chưa có rừng hơn 1.369 ha; thay đổi cơ cấu cây trồng đối với cao su đã trồng trên đất có rừng nhưng kém phát triển, bị chết với diện tích hơn 10.600 ha...

Bảo Ngọc (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.