Theo đó, Kế hoạch nhằm mục đích ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật, không để phát sinh những “điểm nóng” vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Chủ động thực hiện công tác PCCCR để hạn chế thấp nhất cháy rừng có thể xảy ra, huy động lực lượng đủ mạnh nhằm chữa cháy kịp thời, không để cháy lớn, kéo dài gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.
Trong đó, nội dung thực hiện bảo vệ rừng và PCCCR đối với cấp tỉnh gồm: Tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo; xác định khu vực trọng điểm xảy ra phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và lấn chiếm đất rừng; xỗ trợ, tăng cường truy quét các điểm nóng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh…
Đối với các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện): Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định của Chính phủ, địa phương đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật, hướng dẫn thực hiện có liên quan.
Đồng thời, tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát, phối hợp với các đơn vị chủ rừng thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Xây dựng phương án cụ thể triển khai kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn cấp huyện cho phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị và chính quyền cấp xã, thường xuyên giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn cấp huyện.
Ngoài ra, chủ động huy động lực lượng của cấp huyện (Kiểm lâm, chủ rừng, UBND các xã, Công an, Quân đội, các ban, ngành liên quan của huyện và các lực lượng chức năng trên địa bàn) để thực hiện bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng và chống người thi hành công vụ và các chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh về bảo vệ rừng và PCCCR.
Yến Linh (t/h)