Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đảm bảo cơ chế ứng phó khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt

Để đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định về các biện pháp xử lý...

Sáng 5/6, tiếp tục Kỳ họp thứ năm, Quốc hội nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thống đốc cho biết, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 13 chương, 195 điều. So với Luật hiện hành, dự thảo giữ nguyên 48 điều, sửa đổi, bổ sung 144 điều và bổ sung mới 10 điều.

"Về phạm vi điều chỉnh dự thảo bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Còn về đối tượng áp dụng, Dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ", Thống đốc cho hay.

Đáng chú ý, lần sửa đổi này, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia, trong đó có trường hợp xử lý khủng hoảng của Silicon Valley Bank, Signature Bank, First Republic Bank (Mỹ), hoặc trường hợp Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) và để đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, Dự thảo Luật bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về trường hợp tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác, kể cả khi tổ chức tín dụng đó chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt để giải quyết, xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng thời gian qua.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Một số nội dung khác cũng được bổ sung quy định cụ thể về tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt, lãi suất khoản vay đặc biệt mà Ngân hàng Nhà nước cho vay là 0%/năm; tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt được áp dụng các biện pháp hỗ trợ cụ thể; bổ sung quy định về việc Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay đặc biệt, qua đó thêm công cụ để cơ quan quản lý xử lý, cơ cấu lại tổ chức tín dụng. 

Lần sửa đổi này cũng xây dựng mới quy trình can thiệp sớm, bổ sung thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước tại giai đoạn can thiệp sớm, quy định một số biện pháp hiện nay đang áp dụng tại giai đoạn kiểm soát đặc biệt lên giai đoạn can thiệp sớm cho phép xử lý từ sớm, từ xa khi tình trạng yếu kém của tổ chức tín dụng chưa đến mức nghiêm trọng.

Trong quá trình thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, căn cứ kết quả giám sát, thanh tra, tùy theo mức độ, vấn đề gặp phải của từng tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp như khuyến nghị, cảnh báo, giám sát tăng cường, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt.

“Như vậy, can thiệp sớm chỉ là một trong các biện pháp áp dụng đối với tổ chức tín dụng có những dấu hiệu cụ thể với những hạn chế, hỗ trợ phù hợp với tình trạng của từng tổ chức tín dụng”, lãnh đạo Chính phủ giải thích.

Cụ thể hơn, tờ trình nêu, trong quá trình giám sát tổ chức tín dụng, căn cứ kết quả giám sát Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra các khuyến nghị, cảnh báo đối với tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo, giải trình, xây dựng kế hoạch khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước và tổ chức triển khai thực hiện.

Trường hợp sau khi thực hiện kế hoạch khắc phục, tổ chức tín dụng tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, hoặc dựa trên kết quả xếp hạng, tổ chức tín dụng sẽ bị xem xét áp dụng giám sát tăng cường.

Khi tổ chức tín dụng đặt vào can thiệp sớm, tùy theo tình trạng của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng sẽ phải xây dựng các phương án: phương án khắc phục, phương án hỗ trợ trước kiểm soát đặc biệt, phương án sáp nhập, hợp nhất, phương án giải thể.

Tại giai đoạn can thiệp sớm, biện pháp ưu tiên hàng đầu được áp dụng là:

Tổ chức tín dụng tự xây dựng phương án khắc phục các yếu kém, trong đó, tổ chức tín dụng, chủ sở hữu, cổ đông của tổ chức tín dụng phải tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của mình như: phải tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; cắt giảm thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành; hạn chế hoặc không chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản trị, điều hành…

"Đây là các biện pháp xử lý gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của cổ đông, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng", Thống đốc khẳng định. 

Về xử lý nợ xấu, dự thảo quy định nợ xấu được áp dụng các quy định về xử lý nợ xấu tại Luật bao gồm nợ xấu của các tổ chức tín dụng, bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nợ xấu tổ chức mua, bán xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng nhưng chưa thu hồi được nợ.

Việc tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng (bao gồm cả tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài) , bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân; được thỏa thuận với tổ chức tín dụng phân chia phần giá trị còn lại (nếu có) của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.

Chiều nay (5/6), Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thiên Trường (T/h)

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).