Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đan Phượng (Hà Nội): Chợ cóc, bán hàng rong vẫn hoạt động bất chấp lệnh giãn cách

Tại Khu đô thị Tân Tây Đô, xã Tân Lập Huyện Đan Phượng, trước một khu liền kề, chợ cóc, bán hàng rong vẫn hoạt động bất chấp chỉ thị của Thành phố Hà Nội.

Theo hình ảnh của người dân cung cấp, tối hôm qua 27/8, trong khu đô thị Tân Tây Đô, xã Tân Lập Huyện Đan Phượng, khu chợ cóc, bán hàng rong đối diện với tòa nhà CT2 AB vẫn hoạt động sôi nổi thu hút hàng trăm người bán kẻ mua. Từ những hình ảnh có được, khu vực buôn bán kể trên đang được mua bán đủ mọi hàng hóa như rau, thịt, hải sản, hoa… tuy nhiên không tuân thủ lệnh giãn cách và không có cơ quan chức năng kiểm soát.

Khu chợ cóc, bán hàng rong đối diện với tòa nhà CT2 AB vẫn hoạt động sôi nổi (Ảnh: người dân cung cấp)
Khu chợ cóc, bán hàng rong đối diện với tòa nhà CT2 AB hoạt động sôi nổi. (Ảnh: người dân cung cấp).

Đáng nói, trưa hôm nay, 28/8 khu chợ trên vẫn hoạt động mặc dù đã được người dân phản ánh tới chính quyền xã Tân Lập. Điều đáng nói, việc mua bán hàng hóa kể trên diễn ra ngay cạnh chốt kiểm soát dịch bệnh của xã Tân Lập ở lối vào khu đô thị.

Người dân tập trung không đảm bảo giãn cách theo quy định. (Ảnh: người dân cung cấp)
Người dân tập trung không đảm bảo giãn cách theo quy định. (Ảnh: người dân cung cấp).

Được biết, từ khi có lệnh giãn cách của thành Phố Hà Nội, người dân tại xã Tân Lập đã được phát phiếu đi chợ tại chợ của xã Tân Lập. Tuy nhiên, với việc một khu chợ cóc, bán hàng rong vô tư hoạt động ngay cạnh một khu dân cư đông đúc câu hỏi về các biện pháp chống dịch đang bị bỏ ngỏ.

Sáng ngày 28/8/2021, huyện Đan Phượng đã ban hành công văn hỏa tốc về việc Tạm thời phong tỏa toàn bộ địa bàn xã Tân Lập. Công văn nêu rõ trên địa bàn xã Tân Lập đã xuất hiện các ca dương tỉnh với COVID-19 có yếu tố dịch tế hết sức phức tạp, cùng với sự chấp hành giãn cách chống dịch của một bộ phận người dân chưa cao, mật độ dân số cao, dân số của xã lớn, có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động.

Công văn của UBND huyện yêu cầu: Tạm thời phong tỏa toàn bộ địa bàn xã Tân Lập để phục vụ điều tra, truy vết, xác định các vùng cách ly y tế. Thời gian phong tỏa đến khi hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên.

Chiều 21/8, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công điện số 19/CĐ-UBND tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tại Thủ đô theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới 6 giờ sáng ngày 6/9.

Chỉ thị 16 yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, mua lương thực, thực phẩm, thuốc men và các trường hợp khẩn cấp khác như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn… Thực hiện nghiêm 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tụ tập quá 05 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; khai báo y tế thường xuyên trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone khi ra ngoài. Khuyến khích mọi người dân sử dụng thương mại điện tử, giao hàng tại nhà.

Đặc biệt, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về giãn cách xã hội, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh phải có báo cáo và cam kết phòng, chống COVID-19 và kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh như: đăng ký danh sách người lao động, chuyên gia với chính quyền địa phương, bố trí chỗ ăn nghỉ trực tiếp tại doanh nghiệp, phương án đưa đón tập trung…

Chiều 27/8, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) Nguyễn Hữu Hoàng cho biết huyện vừa có quyết định đình chỉ chức vụ đối với ông Trần Văn Quyết, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thọ An, để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc để xảy ra việc người dân tổ chức “Đám tang đông người” trên địa bàn.

Trước đó, người dân đã quay clip, chụp ảnh về việc hàng trăm người đã đi đám tang tại Cụm dân cư số 4, xã Thọ An, phản ánh lên chính quyền. Việc tập trung đông người như vậy là trái quy định về giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.