Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điện lưới Quốc gia đã "thay da đổi thịt" Lý Sơn như thế nào?

Cho mãi đến bây giờ, nhiều vị cao niên ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vẫn còn nhớ rõ ngày 28/09/2014, ngày điện lưới Quốc gia về với Lý Sơn.

Toàn cảnh cơ quan Điện lực Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Toàn cảnh cơ quan Điện lực Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Cụ Dương Quỳnh, sống tại thôn Tây An Vĩnh, huyện Lý Sơn đã tròn một thế kỷ chia sẻ cảm xúc với phóng viên Thương hiệu và Công luận: "Đêm đầu tiên điện lưới Quốc gia về đảo, tôi mừng đến mức không ngủ được". Nghe cụ nói và nhìn biểu cảm trên gương mặt cụ, chúng tôi hiểu cái cảm giác vui sướng của người dân khi nguồn ánh sáng đến.

Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết, nhiều người dân trên đảo cũng có cảm giác như cụ Quỳnh. Trở về trước năm 2014, người dân đất đảo mỗi ngày chỉ được dùng điện 06g/ngày, từ 17h đến 22h và ở trong tình trạng, có đêm được dùng và có đêm không được dùng. Bởi nguồn điện có được từ máy phát điện chạy bằng dầu Diesel.

Thanh niên nhiều ngày vươn khơi đánh cá trên biển về hay quay quần bên nhau nói vui với rằng “chúng ta chơi đến cúp điện mới nghỉ”. Từ sau 28 tháng 09 năm 2014 đến nay, sau khi có điện lưới Quốc gia, hộ dân được dùng điện theo nhu cầu 24/24h.

Điện về, kinh tế, đời sống và xã hội huyện đảo Lý Sơn mỗi năm một phát triển hơn. Đặc biệt, sau khi có điện lưới Quốc gia, nhà hàng dịch vụ du lịch ở Lý Sơn phát triển nhanh.

Công nhân kiểm tra định kỳ TBA phụ tải.
Công nhân kiểm tra định kỳ TBA phụ tải..

Nếu như trước đây, khi chưa có điện, vào năm 2013 Lý Sơn chỉ có chưa đến vài chục nhà nghỉ, khách sạn với lượng khách, mỗi năm vài chục nghìn lượt người đến thăm đảo thì từ khi điện lưới Quốc gia về, nhà nghỉ khách sạn tăng dần sau mỗi năm. Hiện Lý Sơn đã có 135 nhà nghỉ, khách sạn. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, từ đầu năm 2022 đến nay, Lý Sơn đón gần 100.000 lượt khách tham quan du lịch.

Khách sạn dùng điện nhiều nhất đảo Lý Sơn
Khách sạn dùng điện nhiều nhất đảo Lý Sơn.

Khách sạn Mường Thanh là đơn vị dùng điện nhiều nhất trong các nhà hàng, khách sạn ở của huyện đảo. Bình quân mỗi tháng mùa du lịch đơn vị chi trả khoảng 200.000.000 đồng tiền điện. Ngoài nhà hàng khách sạn, điện về còn tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là cơ sở sản xuất đá lạnh và nước đóng bình hoạt động đạt hiệu quả hơn.

Một chủ cơ sở sản xuất đá lạnh ở thôn Đông, An Vĩnh bày tỏ: Trước đây, khi chưa có điện lưới Quốc gia, nhiều tàu thuyền trước khi đi đánh bắt hải sản phải chạy vào đất liền mua đá lạnh, để ướp hải sản, còn bây giờ có điện các dịch vụ hậu cần nghề cá đã đáp ứng mọi nhu cầu cho ngư dân vươn khơi đánh bắt.

Kiểm tra tiếp xúc mối nối bằng súng bắn nhiệt độ
Kiểm tra tiếp xúc mối nối bằng súng bắn nhiệt độ.

Bà Phạm Thị Chuyền, một người dân ở xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi lấy chồng về đảo từ trước năm 1980 bộc bạch: "Những năm trước, không có điện lưới Quốc gia cực lắm. Đời sống sinh hoạt gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Bây giờ có điện xem tivi, gia đình tôi mua thêm tủ lạnh về kinh doanh buôn bán rất thuận lợi".

Ông Đoàn Yên, Giám đốc Điện Lực Lý Sơn, thuộc Công ty Điện lực tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Điện lực Lý Sơn có 29 cán bộ công nhân viên nhưng chỉ có tôi là người đất liền ra công tác. Do đó mọi hoạt động của Điện lực rất thuận lợi, anh chị em luôn đoàn kết thương yêu nhau. Mọi sự cố đường dây điện, đặc biệt là trong mùa mưa bão luôn được anh em khắc phục sửa chữa kịp thời, không bị cúp điện kéo dài ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của cán bộ và nhân dân trên đảo".

"Hiện nay, toàn đảo có khoảng 6.200 hộ với gần 7.000 khách hàng dùng điện. Hơn 08 năm qua, từ khi có điện lưới Quốc gia, Điện lực Lý Sơn đã lấy lại niềm tin và tạo được chữ tín với khách hàng. Thời gian tới, Điện lực cố gắng xây dựng thương hiệu Điện lực Lý Sơn thêm bền vững, góp phần giữ mãi nguồn sáng cho đảo tiền tiêu của Tổ quốc, đúng nghĩa với bốn chữ “Thắp sáng niềm tin” trong văn hóa doanh nghiệp EVN", ông Đoàn Yê chia sẻ.

Bài và ảnh Trần Đình Quang

Bài liên quan

Tin mới

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai nhận nhiệm vụ mới
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai nhận nhiệm vụ mới

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

Lào Cai có 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE
Lào Cai có 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE

Tính đến hết quý I/2024, toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia với 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE; 201 doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá với 350 dòng sản phẩm tham gia.

Vì sao lượng thép cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tiếp tục leo cao
Vì sao lượng thép cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tiếp tục leo cao

Lượng thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục leo cao, đạt mức 890.000 tấn, gấp 1,5 lần lượng sản xuất nội địa trong tháng Tư. Thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71% với giá rẻ bất thường.

Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện nhiều sai phạm
Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện nhiều sai phạm

Tính đến ngày 14/5/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện, kiểm tra đối với 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn và tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xử phạt vi phạm hành chính với CTCP Camimex và CTCP Đầu tư Apax Holdings
Xử phạt vi phạm hành chính với CTCP Camimex và CTCP Đầu tư Apax Holdings

Vi phạm về công bố thông tin, Camimex và Đầu tư Apax Holdings bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt.

Bà Vũ Nam Hương từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT tại CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A
Bà Vũ Nam Hương từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT tại CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A

Sau từ nhiệm Giám đốc tài chính tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (mã VND – sàn HOSE), bà Vũ Nam Hương tiếp tục từ nhiệm thêm vị trí thành viên HĐQT tại CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (mã IPA - sàn HNX).