Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đào tạo tiến sỹ: Những bất cập cần tháo gỡ

Nhiều hạn chế trong đào tạo tiến sỹ - đã được các cơ quan chức năng và chuyên gia chỉ rõ tại cuộc Tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ”. Trong đó, hạn chế lớn nhất phải kể đến đó là việc cấp bằng tiến sỹ còn quá dễ dàng, chạy theo số lượng dẫ

THCL  Nhiều hạn chế trong đào tạo tiến sỹ - đã được các cơ quan chức năng và chuyên gia chỉ rõ tại cuộc Tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ”. Trong đó, hạn chế lớn nhất phải kể đến đó là việc cấp bằng tiến sỹ còn quá dễ dàng, chạy theo số lượng dẫn đến những luận án tiến sỹ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc trong dư luận.

Đào tạo tiến sỹ: Những bất cập cần tháo gỡ - Hình 1

Chạy theo số lượng

Tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ” - do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 10/11, theo đó nhiều chuyên gia giáo dục đồng quan điểm: Việc đào tào tiến sỹ hiện nay của nước ta còn nhiều bất cập, ngoài kinh phí khó khăn, đào tạo số lượng nhiều, tiêu chuẩn thấp... ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo tiến sỹ.

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Hầu hết cơ sở đào tạo tiến sỹ hiện nay chấp hành nghiêm quy chế. Tuy nhiên, vẫn có những cơ sở buông lỏng quản lý chất lượng, chạy theo số lượng dẫn đến những luận án tiến sỹ không đảm bảo chất lượng.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, nguyên nhân chính của tình trạng trên là bởi người học không xác định rõ động cơ khi làm nghiên cứu sinh (NCS). Mặt khác, chất lượng người hướng dẫn NCS chưa đồng đều nên quá trình hướng dẫn còn hạn chế. Về phía cơ GD&ĐT, do chưa thực hiện nghiêm quy chế nên chất lượng bị buông lỏng, một số cơ sở hội đồng không đảm bảo yếu tố khách quan; do nguồn lực đầu tư của Nhà nước, kinh phí đào tạo quá thấp, không đủ để NCS thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội) còn bổ sung thêm một nguyên nhân nữa đó là chất lượng đầu vào. “Tôi muốn lý giải vì sao 20 - 30 năm trước, dù khó khăn nhưng chất lượng đào tạo tiến sỹ vẫn tốt - đó là vì chất lượng đầu vào tốt, 30 - 40 người thi, có khi chỉ có 2 - 3 người đỗ; trong quá trình đào tạo, mỗi người phải thi 3 chuyên đề nên học rất chắc chắn. Ngoài kết quả thông qua chất lượng của luận án, hội đồng còn xem xét người đó có xứng đáng không mới trao quyết định công nhận, vì thế, có khi phải mất 5 - 7 năm mới đào tạo được một tiến sỹ. Vấn đề hiện nay, theo tôi là quy mô đào tạo quá nhiều, chất lượng và trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn chưa đảm bảo”, GS. TSKH Nguyễn Đình  Đức nói.

“Tiền nào của nấy”...

Chia sẻ về những khó khăn trong đào tạo tiến sỹ, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, hiện nay, dù các trường được tự chủ nhưng mức thu học phí vẫn có “sàn”. Hiện mức đầu tư cho đào tạo một tiến sỹ (cả học phí và Nhà nước đầu tư) tại ĐH Quốc gia Hà Nội là 18 triệu đồng/năm. Mức này quá thấp nên các NCS khó có thể tham gia thảo luận tại nước ngoài. Còn các GS, PGS là người hướng dẫn thì được định mức 3 triệu đồng/năm/NCS. Nếu hướng dẫn 2 NCS thì mức này còn 1,5 triệu đồng/năm/NCS. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, con số thực tế mà Bộ GD&ĐT thống kê còn thấp hơn, chỉ 15 triệu đồng/NCS/năm.

Nhận định về con số này, GS. TS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS nhà nước cho rằng, không có nước nào đào tạo tiến sỹ như Việt Nam. “Đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam quá rẻ, quá dễ. Đúng là tiền nào của nấy”, GS. Nhung khẳng định.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, thời gian tới, đào tạo tiến sỹ sẽ không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng. Kinh phí đào tạo, thay vì cho 3 người, 5 người thì nay chỉ tập trung cho 1 người. 

Một yêu cầu nữa đối với các NCS đó là vấn đề ngoại ngữ. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Bộ GD&ĐT đang xem xét để xây dựng các tiêu chí tiệm cận với khung trình độ tiến sỹ trong khu vực và quốc tế. Đây cũng là cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng chuẩn đầu ra. Và để thỏa mãn được yêu cầu chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn, đầu vào nghiên cứu sinh sẽ phải cải thiện. Đề án 911 theo kinh phí nước ngoài 30.000 - 40.000 USD, trong nước 70 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được vấn đề kinh phí.

Siết chặt tiêu chuẩn đào tạo

Theo PGS. TS. Vũ Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, việc nâng chất lượng, tạo uy tín là mong muốn của tất cả các cơ sở đào tạo, nhưng với hiện trạng hiện nay thì chắc chắn các cơ sở đào tạo sẽ phải đối mặt với những khó khăn rất lớn. Bởi để đáp ứng yêu cầu, cần phải được đầu tư và có lộ trình mới làm được.

 Thứ trưởng Bùi Văn Ga nêu, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Khung cơ cấu hệ thống và Khung trình độ quốc gia. Theo đó, tiến sỹ ở bậc 8 là bậc cao nhất. Khung này dựa trên khung tham chiếu ASEAN. Để đào tạo tiến sỹ đạt chuẩn khu vực, tới đây phải dựa vào khung trình độ quốc gia đó, từ đó thiết kế chương trình đào tạo phù hợp. Công trình tiến sỹ, luận án tiến sỹ là công trình khoa học phải chứa đựng cái mới, phải đăng trên các tạp chí quốc tế để người ta bình luận, phản biện, để thấy cái mới trong luận án.

GS. Trần Văn Nhung đề nghị, tiêu chuẩn tiến sỹ cần cụ thể. Ví dụ, với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, phải có phát minh, yêu cầu không dưới 2 bài báo quốc tế trên các tạp chí  ISI. Riêng khoa học xã hội và nhân văn, không bắt buộc có các công bố quốc tế ngay, nhưng cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng rành mạch.

Trong khi đó, GS. TSKH, Nguyễn Đình Đức nhìn nhận, Bộ nên cụ thể hóa thế nào là tiến sỹ, với các tiêu chí rành mạch hơn nữa, khi đó sẽ thuận lợi cho các cơ sở đào tạo thực hiện. Một chuyên gia về giáo dục trao đổi với PV báo Tiền phong về vấn đề này đã đề xuất, để các luận án tiến sỹ không còn “nằm trên giấy” và thực sự có hiệu quả thì cần phải có quy định điều kiện tiếp nhận nghiên cứu sinh.

GS. TSKH Nguyễn Hoa Thịnh, Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam: Hiện nay, nếu nhìn vào mặt bằng chung có thể thấy, chất lượng nghiên cứu sinh tại Việt Nam chưa được tốt. Việc trước đây cho phép đào tạo tiến sỹ có thể hoàn thành tối thiểu trong 2 năm (với nghiên cứu sinh có trình độ đầu vào thạc sỹ) là chưa phù hợp. Theo tôi, thời gian đào tạo bậc tiến sỹ ít nhất phải 3 năm, chứ không thể đưa ra mức tối thiểu 2 năm đào tạo là thạc sỹ thành tiến sỹ được.

“Thời gian 2 năm không đủ để nâng cao trình độ của nghiên cứu sinh so với đầu vào. Nghiên cứu sinh phải dành thời gian hoàn thành chuyên đề, rồi thực hiện, bảo vệ luận án mà “gói” tất cả trong 2 năm thì khó đảm bảo chất lượng”, GS. Nguyễn Hoa Thịnh nói.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.