Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

DATC tiếp tục gánh khoản nợ 20.500 tỷ đồng của Vinashin

Báo cáo kiểm toán năm 2018 của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa được công bố, cho thấy trong số các doanh nghiệp mà DATC tái cơ cấu, đến nay Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin cũ (SBIC) là "con nợ" lớn nhất với tổng các khoản phải thu là 20.500 tỷ đồng.

Trong những ngày này, khi Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội đang xét xử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà nước” xảy ra đối với một số lãnh đạo SBIC thời kỳ 2010-2017 thì cũng là thời điểm mà DATC công bố Báo cáo tài chính (2018). Báo cáo này cho thấy, trong số các doanh nghiệp mà DATC tái cơ cấu, đến nay SBIC là con nợ lớn nhất với tổng các khoản phải thu là 20.500 tỷ đồng (khoảng 931 triệu đô la Mỹ).

Trong tổng số 20.614 tỷ đồng là nợ phải thu dài hạn của DATC thì khoản nợ phải thu của SBIC chiếm tới 99,5%. Còn tính cụ thể thì SBIC đang nợ DATC 15.406 tỷ đồng trái phiếu phát hành trong nước, quốc tế và 4.281 tỷ đồng phát hành hồi phiếu…

Việc lãnh đạo SBIC trong thời hạn tái cơ cấu doanh nghiệp bị đem ra xét xử và việc các khoản nợ đang ghi sổ của SBIC tại DATC cho thấy, không có thông tin sáng sủa nào liên quan đến “con tàu đắm” này kể từ năm 2010 đến nay.

Sẽ có người thắc mắc là tại sao khi phát hành trái phiếu đảo nợ trong và ngoài nước năm 2013 không thấy có khoản hồi phiếu nào mà nay trong BCTC của DATC lại có hơn 4.000 tỷ đồng hối phiếu nhận nợ cho SBIC.

Theo tìm hiểu, trong quá trình xử lý nợ cho SBIC, một số ngân hàng đã mua lại giá trị trái phiếu đảo nợ của một số tổ chức tín dụng trong và ngoài nước khác là chủ nợ của SBIC và nhận hối phiếu có giá trị tương đương. Do đó, DATC sử dụng công cụ nợ hối phiếu để nhận nợ về cho SBIC.

Điều đó cũng dẫn đến việc tổng giá trị các khoản trái phiếu trong và ngoài nước đảo nợ của SBIC từ năm 2013 đến thời điểm Báo cáo tài chính 2018 của DATC có một số thay đổi. Lý do là các khoản nợ vẫn tiếp tục được xử lý.

DATC tiếp tục gánh khoản nợ 20.500 tỷ đồng của Vinashin - Hình 1

SBIC tiền thân là Vinashine

Nhưng, trên trang web chính thức của SBIC (sbic.com.vn) không hề có bất cứ một bản công bố thông tin nào theo quy định của Chính phủ về việc công bố thông tin đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối. Do đó, người ta không thể biết được tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp kể từ khi được tái cơ cấu nợ đến nay ra sao.

Theo quy định khi phát hành trái phiếu đảo nợ thì SBIC phải thành lập Quỹ tích lũy trả nợ trái phiếu của tập đoàn và chỉ dùng quỹ này để thanh toán trái phiếu. Nhưng không ai biết được quỹ này thành lập ra sao, dòng tiền trả nợ hay số dư thế nào. Bởi ngay tại thời điểm xây dựng phương án phát hành trái phiếu, doanh nghiệp chưa có đủ căn cứ, điều kiện để đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ của các đơn vị thành viên nhằm đưa ra khẳng định về khả năng trá nợ của Quỹ tích lũy trả nợ trái phiếu.

Cũng ngay từ thời điểm đó, các chuyên gia xử lý nợ đều nhận định rằng, Đề án tái cơ cấu nợ của SBIC chỉ đủ điều kiện giảm nghĩa vụ nợ cho doanh nghiệp chứ khó đảm bảo nguyên tắc hiệu quả vì không đủ điều kiện xem xét khả năng cân đối dòng tiền tổng thể cho doanh nghiệp 10 năm.

Hiện nay, các doanh nghiệp trực thuộc SBIC (trừ Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm) vẫn gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh do không thể nhận được các đơn hàng lớn. Lý do là không ngân hàng nào dám đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng do nợ nần những năm trước để lại hậu quả quá lớn.

Với tình trạng khó khăn ngày một chồng chất, khả năng trả nợ của SBIC như công bố của DATC vẫn ngày một mù mịt như trước.

SBIC tiền thân là Vinashin, được thành lập từ năm 1996. Sau thời gian hoạt động thua lỗ nghiêm trọng, ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin nhằm "sớm ổn định sản xuất kinh doanh của tập đoàn, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển".

Ngày 26/7/2013, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định về việc phê duyệt Đề án tiếp tục tái cơ cấu Vinashin. Tới tháng 10/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Vinashin.

 Hằng Vương 

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.