Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đâu là cơ hội và thách thức của lúa gạo Việt Nam?

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng trước cơ hội gia tăng về khối lượng, giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, thách thức nhất định.

Lợi thế của lúa gạo Việt Nam

Trong năm 2023, ngành lúa gạo đã chạm mốc kỷ lục khi xuất khẩu tới 8 triệu tấn và thu về 4,8 tỷ USD. Nhờ quyết tâm chuyển từ số lượng sang chất lượng, kết quả đạt được năm qua là quả ngọt cho những nỗ lực của nông dân và doanh nghiêp.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và bất thường thì ở đâu đó trên thế giới việc có cơm ăn hàng ngày đã không còn là chuyện đương nhiên nữa. Với gần 4 triệu ha đất canh tác lúa, Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho 100 triệu dân, mà còn cho thấy hạt gạo Việt đang nắm giữ vai trò quan trọng cho "chiếc dạ dày" của thế giới.

ĐBSCL mặc dù chỉ chiếm 12% diện tích, nhưng đang cung cấp 40% tổng sản lượng lương thực cả nước và toàn bộ lượng gạo xuất khẩu. Ở bất cứ thời điểm nào nông dân cũng có lúa thu hoạch. Năm 2023 đã là năm thắng lợi của nông dân trồng lúa bởi cơ hội giá gạo tăng.

Lợi thế lớn nhất thuộc về vùng đất có diện tích 1,5 triệu ha tiếp giáp với Campuchia, gồm phía Bắc của Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An... Đây là nơi không bao giờ thiếu nước ngọt, nước mặn lại không thể xâm nhập. Một năm có thể duy trì 03 vụ lúa, tạo ra lượng gạo khổng lồ. Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, từ túi phèn, cánh đồng hoang trước 1975 đã được đánh thức trở thành vựa lúa trong vựa lúa.

Tăng cường năng lực về công nghệ canh tác lúa

Có thể thấy là hiếm có quốc gia nào đa dạng các giống lúa như Việt Nam và cũng hiếm nơi nào có lợi thế 01 năm trồng tới 03 vụ lúa như ở Việt Nam. Nếu trên trái đất, diện tích đất trồng lúa chỉ chiếm 11% thì tại Việt Nam nơi đâu cũng có thể trồng được lúa. So sánh này cho thấy một sức mạnh mềm riêng có của Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Robert Caudwell, đại diện của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế tại Việt Nam, trên thế giới, khối lượng gạo được sản xuất ra ước tính khoảng 550 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, Châu Á là nguồn cung chính, chiếm khoảng 90% sản lượng gạo toàn cầu. Châu Á có nhiều quốc gia trồng lúa, nhưng số quốc gia xuất khẩu gạo lại khá ít. Vì thế, Việt Nam hay Ấn Độ đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống lương thực hiện nay.

Nhận định về vị thế lúa gạo của Việt Nam trong bức tranh chung toàn cầu, ông Robert Caudwell cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao mục tiêu của Việt Nam không chỉ dẫn đầu về xuất khẩu lúa gạo, mà còn chuyển đổi sang lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp. Con đường này sẽ đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp phân khúc gạo cao cấp và có cơ hội chiếm giữ giá cao hơn trên thị trường toàn cầu. Từ đây, tiếng nói của Việt Nam trong các cuộc đàm phán lúa gạo cũng sẽ khác".

Cũng theo ông Robert Caudwell, để Việt Nam có tiếng nói hơn trên bàn đàm phán về lúa gạo với các nước cần phải tăng cường năng lực về công nghệ canh tác lúa như công nghệ chính xác và công nghệ số, từ đó nâng cao năng suất, giảm chi phí và nâng cao tính cạnh tranh.

Logistic yếu kém cản trở ngành hàng lúa gạo

Từ trước cho tới nay, lúa gạo luôn là mặt hàng được ưu tiên số 1 trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng tại ĐBSCL. Nhưng tới thời điểm này sự phát triển đã diễn ra không đồng bộ. Bất cập về logistic với các hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa đang là rào cản lớn với ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

20 công lúa thu về 14 tấn thóc, để đưa 14 tấn thóc lên thuyền ông Liêm (xã Hưng Yên, An Biên, Kiên Giang) phải thuê 20 nhân công, làm ít nhất từ 2 - 3 giờ đồng hồ. 1 ha lúa chỉ cắt trong một buổi chiều nhưng để chở được một ghe lúa về nhà máy xay sát có nơi phải mất tới 1- 1,5 ngày. Đó là thực tế sản xuất của những nông dân cả đời gắn bó với cây lúa như ông Liêm.

ĐBSCL hiện có hơn 1.400 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chỉ chiếm hơn 4% số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này trên cả nước. Là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp nhưng ĐBSCL cũng chưa có hệ thống cảng đón tàu trọng tải lớn. 80% hàng hóa xuất khẩu từ ĐBSCL trong đó có lúa gạo phải vận chuyển qua cảng nước sâu ở TP. Hồ Chí Minh hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu là một bất lợi.

Không chỉ mang gánh nặng về chi phí vận chuyển từ 30 - 35% giá trị hàng hóa, năm 2023 cũng là năm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam vẫn nói vui là "Được mùa, được giá nhưng không được tiền".

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo lần thứ hai. Từ đầu tháng 8 giá gạo Việt Nam lập đỉnh lên mức 9.500 đồng/kg. Thế nhưng, bàn tay điều hành của Hiệp hội Lương thực Việt Nam được đánh giá là chưa tròn vai. Hệ lụy là ngay cả khi có cơ hội về thị trường, có tình trạng nếu nông dân lãi thì doanh nghiệp lỗ và ngược lại.

Ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết: "Thời gian qua không phải là chúng ta không có các hiệp hội, không có nghiệp đoàn nhưng các tổ chức thực tế chỉ có một nhóm cá nhân, ví dụ như là các hiệp hội chỉ có các doanh nghiệp, thậm chí là chỉ có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, những người buôn bán nhỏ, kinh tế hộ là không có mặt. Người nông dân là người sản xuất quan trọng nhất thì hầu như không có tiếng nói trong các tổ chức đó".

Nhiều năm qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam thường do lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước làm Chủ tịch. Từng có thời điểm, 02 doanh nghiệp Nhà nước là tổng công ty Vinafood 1 và 02 đại diện cho các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam đi đấu thầu, sau khi trúng thầu về mới phân bổ chỉ tiêu cho các doanh nghiệp. Cơ chế này đã không còn phù hợp khi các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu gạo ngày càng lớn mạnh, chiếm lĩnh các thị trường khó tính như EU, Mỹ…

Nhìn sang nước bạn, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã là một đối trọng trong điều hành khi ở bất cứ thời điểm nào thì lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp cũng được cân đối môt cách tốt nhất.

Vào cuối năm 2023, Hiệp Hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam được thành lập đó cũng là thời điểm Chính phủ đã phê duyệt đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao - phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Hàng loạt cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, đã đánh thức tiềm lực, cởi trói cho hạt gạo Việt cất cánh, mở ra "đường lớn" đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu về sản lượng và cả chất lượng, khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra vị thế mới cho loại nông sản chủ lực là lúa gạo. Góp phần củng cố vị thế chính trị của quốc gia trên bản đồ thế giới.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Đau tai ù tai kéo dài - Hãy dùng ngay Kim Thính
Đau tai ù tai kéo dài - Hãy dùng ngay Kim Thính

Đau tai ù tai là dấu hiệu của các bệnh lý gây suy giảm sức khỏe thính giác. Để cải thiện triệu chứng đau tai, ù tai, các chuyên gia khuyên người bệnh hãy sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày.

Đồng chí Lưu Văn Thụy giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy nhiệm kỳ 2020 – 2025
Đồng chí Lưu Văn Thụy giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 17/5, đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ Huyện ủy Kiến Thụy.

Lạng Sơn: Khẩn trương, kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong cải cách hành chính
Lạng Sơn: Khẩn trương, kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong cải cách hành chính

Chiều 17/5, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị trực tuyến 2 cấp (tỉnh, huyện) phân tích chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Lạng Sơn năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Lạng Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Tổng Giám đốc AFD
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Tổng Giám đốc AFD

Chiều 17/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp bà Marie-Hélène Loison, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD).

Bí quyết khắc phục viêm thanh quản từ sản phẩm Tiêu Khiết Thanh
Bí quyết khắc phục viêm thanh quản từ sản phẩm Tiêu Khiết Thanh

Viêm thanh quản gây khàn tiếng, mất giọng, họng sưng đau, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này hiệu quả, không lo tái phát, sử dụng viên uống thảo dược Tiêu Khiết Thanh là giải pháp được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng sản lượng 43,99 triệu kWh mỗi năm
Khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng sản lượng 43,99 triệu kWh mỗi năm

Ngày 17/5, Công ty cổ phần Tập đoàn tư vấn xây dựng Hải Lý, Tập đoàn Hải Lý tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đi vào hoạt động, phát điện hoà lưới điện quốc gia.