Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả: Quyết liệt từ người đứng đầu

Trao đổi với PV nhân dịp Kỷ niệm ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11), Phó chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 389/Lạng Sơn, Nguyễn Công Trưởng cho biết: Để đấu tranh có hiệu quả công tác này, thì người đứng đầu phải quyết liệt; công tác phối hợp giữa các lực lượng phải đồng bộ; kỷ luật, kỷ cương thực hiện nghiêm...

Phó chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 389/Lạng Sơn, Nguyễn Công TrưởngPhó chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 389/Lạng Sơn, Nguyễn Công Trưởng

Xin ông cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng qua, năm 2019?

Trong 9 tháng, tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu là hàng may mặc, đồ điện gia dụng, điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm công nghệ, gia cầm giống, các sản phẩm từ gia súc, gia cầm..., trong đó có nhiều mặt hàng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả nguồn gốc, xuất xứ nhập lậu.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu của các đối tượng, vẫn là lợi dụng đêm tối, địa hình đường núi hiểm trở để mang vác nhỏ lẻ hàng hóa theo các đường mòn qua biên giới thuộc một số khu vực các xã Tân Mỹ, Tân Thanh (Văn Lãng); một số đường mòn thuộc địa bàn thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc)... Các đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT - ghi cho số hàng hóa qua các đường mòn để lưu thông trên thị trường, hàng hóa được xé lẻ vận chuyển trên các xe ô tô theo các tuyến Quốc lộ 1A, 1B, vào sâu trong nội địa.

Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của BCĐ 389/QG, UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh, BCĐ 389 các huyện, sở, ngành và sự phối hợp triển khai của các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu, xử lý, giải tỏa các điểm nóng, các kho chứa hàng xây dựng trái phép khu vực biên giới, cùng với đó, phía Trung Quốc đã triển khai thực hiện rào chắn trên tuyến biên giới..., vì vậy, tình hình buôn lậu đã được kiểm soát và giảm so cùng kỳ 2018, không để hình thành các điểm nóng, phức tạp về buôn lậu trên địa bàn tỉnh.

Kết quả, trong 9 tháng, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 4.809 vụ (bằng 99,26% so cùng kỳ 2018); xử phạt vi phạm hành chính 3.773 vụ (tăng 10,03% so cùng kỳ); tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính 94.743.194.000 đồng (tăng 5,67% so cùng kỳ); khởi tố 319 vụ (bằng 100% so cùng kỳ) với 455 đối tượng (bằng 97,22% so cùng kỳ). Đã tiến hành bắt giữ một số vụ buôn lậu lớn: Bắt trên 12,6 tấn pháo nổ tại cửa khẩu Tân Thanh; các vụ bắt ma túy, hàng nhập lậu khác có giá trị hàng hóa lớn.

Cụ thể, tỉnh đã triển khai công tác đấu tranh chống vấn nạn này như thế nào?

UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, BCĐ 389 các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm; ngăn chặn hoạt động buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với một số mặt hàng; quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng; chống buôn lậu gia súc, gia cầm, xăng dầu, phân bón, khoáng sản, mỹ phẩm, dược phẩm, TPCN.

Tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, làm việc với các cơ quan chức năng chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế; hỗ trợ động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả, chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh thường xuyên, trực tiếp đi kiểm tra tại các cửa khẩu, địa bàn các xã, thị trấn trọng điểm biên giới, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đôn đốc các lực lượng thực hiện tốt công tác phối hợp theo từng thời điểm, từng chuyên đề.

Đối với công tác ngăn chặn ở khu vực biên giới: Tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tham mưu thực hiện rào chắn kiên cố tại một số khu vực trọng điểm; tăng cường tuần tra, kiểm soát, duy trì chốt chặn, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi xuất nhập cảnh, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; chủ động phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, GLTM và hàng giả, bảo đảm an ninh trật tự trên khu vực biên giới.

Chỉ đạo Cục Hải quan, các chi cục hải quan cửa khẩu đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi GLTM, lợi dụng cơ chế thông thoáng trong khai báo hải quan để buôn lậu; chủ động phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng chốt chặn, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, GLTM và hàng giả trên tuyến biên giới.

Chỉ đạo các huyện biên giới rà soát, xử lý triệt để các kho bãi, công trình xây dựng trái phép tiếp tay cho buôn lậu; giao trách nhiệm cụ thể cho chủ tịch UBND các huyện, thành phố đối với địa bàn phụ trách.

Đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong nội địa: Chỉ đạo lực lượng QLTT tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hành vi GLTM...; chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát đối với các kho bãi, các điểm tập kết hàng hóa, các phương tiện vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường.

Chỉ đạo lực lượng công an lập các chuyên án để đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, đầu nậu buôn bán, vận chuyển hàng hàng nhập lậu và GLTM; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển hàng hóa từ biên giới vào nội địa và các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường bộ; phối hợp với các lực lượng chức năng khác để hỗ trợ giải quyết các vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm và các vụ việc chống đối người thi hành công vụ.

Chỉ đạo Cục Thuế quản lý chặt chẽ việc cấp phát hóa đơn của các đơn vị trong ngành, việc sử dụng hóa đơn chứng từ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, thu hồi, dừng cấp hóa đơn đối với các trường hợp vi phạm; ngăn chặn có hiệu quả việc gian lận về giá trong ghi hóa đơn bán hàng nhằm chống thất thu thuế; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng mua bán hóa đơn trái phép.

Chỉ đạo các sở, ngành thành viên BCĐ 389 tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thanh tra chuyên ngành và các hoạt động chuyên môn khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong hệ thống chính trị về công tác chống chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.

Phó chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 389/Lạng Sơn, Nguyễn Công Trưởng kiểm tra công tác chống buôn lậu tại khu vực biên giớiPhó chủ tịch Nguyễn Công Trưởng kiểm tra công tác chống buôn lậu tại khu vực biên giới

Vậy, bài học kinh nghiệm của Lạng Sơn để đấu tranh có hiệu quả trong công tác này là gì, thưa ông?

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới với 231 km đường biên giới, có nhiều đường mòn, lối mở phức tạp. Những năm qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả của tỉnh đã đạt được những kết quả khích lệ. Qua đó, địa phương rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác này.

Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu phải quyết liệt.

Hai là, công tác phối hợp giữa các lực lượng phải đồng bộ, chặt chẽ.

Ba là, kỷ luật, kỷ cương hành chính phải bảo đảm thực hiện nghiêm.

Bốn là, công tác thông tin, tuyên truyền phải chủ động, tích cực, kịp thời.

 Năm là, phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân...

Theo quy luật hàng năm, từ nay đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, hoạt động lưu thông hàng hóa sẽ tăng mạnh, tình hình thị trường XNK, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thị trường trong nước sẽ diễn biến sôi động; quan hệ thương mại giữa Mỹ và các đối tác, trong đó có Trung Quốc tiếp tục căng thẳng, nhận định tình hình buôn lậu, GLTM và hàng giả từ nay đến cuối năm 2019 sẽ diễn biến phức tạp. Trong đó, địa bàn trọng điểm là các khu vực biên giới như xã Tân Mỹ và xã Tân Thanh (Văn Lãng); khu vực thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc)... Các mặt hàng trọng điểm là sản phẩm tiêu dùng phục vụ Tết (quần áo, giày dép, đồ điện tử, điện gia dụng, hàng cấm như pháo nổ...). Đối tượng buôn lậu tiếp tục lợi dụng triệt để khả năng hạ giá thành sản xuất hàng hóa của Trung Quốc để nhập lậu hàng hóa, gian lận nguồn gốc xuất xứ...

Do đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch để phối hợp đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm ổn định thị trường hàng hóa, quyền - lợi ích của DN làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Trân trọng cảm ơn Phó chủ tịch!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi (trẻ sinh năm 2022 và 2021) thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%.