Tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Cụ thể như sau:
- Mất nước: Đây là biến chứng nghiêm trọng và rất phổ biến ở trẻ em. Bởi các vết loét mọc trong miệng gây đau đớn sẽ khiến trẻ bỏ ăn, lười uống nước. Từ đó, trẻ dễ bị mất nước với các biểu hiện như khóc không ra nước mắt, tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu sẫm màu, khô môi,...
- Viêm màng não do virus: Biến chứng hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm. Đây là biến chứng cho thấy virus xâm nhập vào não với các biểu hiện như sốt cao, ngủ li bì, mê sảng, nhức đầu, cứng gáy, hôn mê,...
- Viêm nhu mô não, thân não: Trẻ khi bị tay chân miệng mắc biến chứng này có thể nhận biết bằng các biểu hiện như rung giật cơ theo từng cơn 1-2 giây (gặp khi trẻ ngủ hoặc để nằm ngửa), đi loạng choạng, mắt nhìn ngược,... Đây là biến chứng rất nặng, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nếu vượt qua.
>>> XEM THÊM: Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ cần chú ý điều gì? Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!
Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Với nguyên tắc điều trị bệnh tay chân miệng là sử dụng thuốc giảm nhẹ triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ, hầu hết người mắc đều có thể khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, để giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng nguy hiểm, cha mẹ có thể thực hiện các bước sau:
Sử dụng thuốc giảm nhẹ triệu chứng tay chân miệng
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ. Chủ yếu, bác sĩ sẽ kê cho trẻ mắc bệnh một số loại thuốc giúp làm dịu các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol: Thuốc được sử dụng khi thấy đau hoặc sốt trên 38.5 độ C. Tuyệt đối không sử dụng aspirin bởi đây là thuốc có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye dẫn đến tử vong.
- Thuốc mỡ bôi làm dịu các vết phồng rộp trên da và giảm ngứa ngáy giúp trẻ dễ chịu hơn. Không sử dụng các chế phẩm có chứa corticoid, vì thuốc có thể khiến vết phồng rộp nặng nề hơn.
- Si-rô hoặc viên ngậm để làm dịu triệu chứng đau họng.
Hỗ trợ chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà
Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để làm dịu triệu chứng và giảm bớt sự khó chịu cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bao gồm:
- Súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm đau do phồng rộp trong miệng và lở cổ họng.
- Ngậm đá hoặc kem que, uống đồ lạnh có thể làm dịu cơn đau ở miệng tuy nhiên những đồ này gây sưng, viêm họng.
- Tránh ăn trái cây họ cam quýt, nước có gas và soda.
- Tránh thức ăn cay hoặc mặn.
>>> XEM THÊM: Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ khắc phục như thế nào? TẠI ĐÂY!
Đẩy lùi bệnh tay chân miệng hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc tại nhà, cha mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm có thành phần từ thảo dược để giúp trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhanh khỏi hơn.
Hiện nay, có 1 xu hướng mới trong khắc phục bệnh tay chân miệng ở trẻ được hàng nghìn người tin dùng, đó là bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” từ thảo dược. Cụ thể như sau:
Kem bôi ngoài da
Kem bôi ngoài da có thành phần chính từ nano bạc. Đây là 1 hoạt chất đã được nghiên cứu từ rất lâu đời và sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Có thể thấy, nano bạc là 1 thành phần vô cùng an toàn với làn da. Tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, nano bạc đã được chứng minh mang lại hiệu quả vô cùng cao trong tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, kể cả những chủng kháng nhiều loại kháng sinh.
Ngoài ra, sản phẩm còn có sự góp mặt của dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate mang lại hiệu quả tích cực trong bảo vệ da, kháng khuẩn, đồng thời kích thích tái tạo tế bào da và ngăn ngừa sẹo hình thành.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm uống
Cốm uống là thực phẩm tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh tay chân miệng, đó là hệ miễn dịch suy yếu. Với công thức là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích cùng acid amin, vitamin và khoáng chất như L-Lysine, vitamin C, kẽm gluconat, kali iodid giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh do virus gây ra, trong đó có tay chân miệng. Đồng thời, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương ngoài da do tay chân miệng gây ra.
Đặc biệt, L-Lysine là 1 loại acid amin tham gia vào quá trình tổng hợp protein, có tác dụng trong điều hòa hệ miễn dịch. Tại trường Đại học Dược khoa Indiana, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu vai trò của L-Lysine trong điều trị bệnh virus và cho kết quả như sau: Đối tượng sử dụng L-Lysine mỗi ngày ít mắc bệnh do virus hơn, giảm mức độ nặng của các triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị.
Cải thiện tay chân miệng ở trẻ em cần tác động cả bên trong lẫn bên ngoài. Chính vì thế, sử dụng bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” nhân đôi tác dụng là phương pháp hiệu quả, đẩy lùi bệnh tay chân miệng nhanh chóng, hiệu quả.
Bộ đôi cốm và gel Subạc hỗ trợ cải thiện bệnh do virus Cốm Subạc có thành phần từ cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích cùng với các hoạt chất như L-Lysine, vitamin C, kẽm gluconat, kali iodid. Sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus. Hỗ trợ làm lành vết thương. Gel Subạc có thành phần chính là NanoSilver (Nano bạc) kết hợp với chitosan, dịch chiết neem, ZinC salicylate (Kẽm salicylate). Kem bôi giúp kháng khuẩn, bảo vệ da, kích thích tái tạo tế bào da và ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Đặc biệt, trang Tiêu & Dùng thuộc Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện khảo sát và cho kết quả có 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm gel Subạc. Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar. Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024. 37757240. Sản phẩm cốm Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024.38461530 - 028.62647169. * Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Nhật Hạ