Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại trên các tuyến biên giới

Thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng phức tạp trên các tuyến biên giới, vùng biển với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn. Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) Bộ Quốc phòng, lực lượng BĐBP đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này.

Báo cáo mới đây nhất của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho thấy, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn đang diễn biến phức tạp trên các tuyến biên giới, vùng biển các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang...

Các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gỗ và sản phẩm từ gỗ, vật tư nông nghiệp, sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, sản phẩm và nguyên liệu may mặc, sắt, thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, linh kiện điện tử, điện thoại di động, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, rượu, bia, sữa, đường cát, thuốc lá, bánh kẹo và các mặt hàng cấm như ma túy, vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ, động vật hoang dã...

Trước thực trạng trên, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả BĐBP đã chỉ đạo BĐBP các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, tích cực đấu tranh trấn áp với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng biển.

Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, BĐBP Kiên Giang cùng cán bộ Hải quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu.
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, BĐBP Kiên Giang cùng cán bộ Hải quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu..

Tại Quảng Ninh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo các đơn vị chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới đường bộ và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Các đơn vị BĐBP cũng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, kịp thời truyền tải các quy định của pháp luật đến người dân trên địa bàn biên giới. Đặc biệt, từ khi Luật Biên phòng Việt Nam có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2022), các cấp ủy, chỉ huy BĐBP Quảng Ninh đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương biên giới xây dựng các nghị quyết chuyên đề, xác định những nội dung trọng tâm, đảm bảo công tác tuyên truyền pháp luật theo đúng tiến độ đề ra.

Địa bàn biên giới tỉnh Tây Ninh do có nhiều đường mòn, lối mở tự phát nên tình hình hoạt động của các đối tượng buôn lậu luôn có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân tại khu vực biên giới. Hơn nữa, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng này rất tinh vi, xảo quyệt, thậm chí trang bị vũ khí “nóng”, sẵn sàng chống trả khi bị vây bắt, vì thế, gây nhiều sức ép với các lực lượng chuyên trách khi đấu tranh, trấn áp tội phạm.

Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Tây Ninh đã quán triệt, yêu cầu các đơn vị chú trọng hơn nữa công tác bám nắm tình hình; kịp thời tham mưu cho các cấp, các ngành về các tình huống phát sinh, xử lý các vụ việc theo đúng quy trình, đảm bảo chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật và đối ngoại.

Đặc biệt, các đơn vị tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ; phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới nâng cao cảnh giác, tích cực cùng BĐBP đấu tranh tố giác tội phạm, quyết tâm giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn biên giới.

Tại Kiên Giang, theo các cơ quan chức năng, các đối tượng buôn lậu chủ yếu là người địa phương, thông thạo địa bàn, thường có mối quan hệ chặt chẽ với các chủ hàng ở Campuchia. Các chủ hàng lậu tập kết hàng tại các điểm sát biên giới Campuchia - Việt Nam, sau đó thuê “cửu vạn” chia nhỏ hàng hóa, lợi dụng đêm tối đi theo các lối mòn, nơi ít người qua lại, chờ thời cơ để tuồn hàng vào trong nội địa tiêu thụ.

Trước thực trạng đó, BĐBP Kiên Giang đã tích cực, chủ động tăng cường lực lượng chủ trì tuần tra, kiểm soát khu vực vành đai biên giới trên bộ và trên biển, ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới; kịp thời chia sẻ thông tin đến các lực lượng phối hợp trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu.

Đặc biệt, BĐBP Kiên Giang đã phối hợp với lực lượng Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phối hợp và thông tin kịp thời với lực lượng Cảnh sát Biển để phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Làm thế nào để duy trì thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản Việt Nam?
Làm thế nào để duy trì thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản Việt Nam?

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là TOP 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất thủy sản Việt Nam trong quý I/2024. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng trưởng 16% đạt 330 triệu USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tương đương cùng kỳ; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 15%.

Hà Tĩnh thực hiện điều tra doanh nghiệp năm 2024
Hà Tĩnh thực hiện điều tra doanh nghiệp năm 2024

UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Cục Thống kê tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã về việc thực hiện cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2024.

Tuần tra song phương biên giới Việt Nam - Lào
Tuần tra song phương biên giới Việt Nam - Lào

Tuần tra song phương với mục đích trao đổi thông tin liên quan về an ninh, biên giới, nắm và xử lý các tình huống xảy ra trên biên giới, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của nhân dân hai bên biên giới thuận lợi và theo đúng quy định của pháp luật...

Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương- Niềm tin nội lực
Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương- Niềm tin nội lực

Ngày 08/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy phiên bất thường góp ý Đề án đề nghị công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại một, đây là nội dung rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trước mắt và lâu dài theo định hướng của Bộ Chính trị.

Ngành Thông tin và Truyền thông đóng góp vào GDP quý I là 220.323 tỷ đồng
Ngành Thông tin và Truyền thông đóng góp vào GDP quý I là 220.323 tỷ đồng

Đóng góp vào GDP của ngành Thông tin và Truyền thông quý I ước đạt 220.323 tỷ đồng, tăng 48,8% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 22,4% so với so với kế hoạch năm (938.136 tỷ đồng).

TP. Hồ Chí Minh phục dựng tượng vua Lê Lợi, đúc mới tượng cụ Trần Nguyên Hãn
TP. Hồ Chí Minh phục dựng tượng vua Lê Lợi, đúc mới tượng cụ Trần Nguyên Hãn

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về phương án thực hiện xử lý tượng của Vua Lê Lợi và cụ Trần Nguyên Hãn.