Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hội Khuyến học Việt Nam quán triệt đầy đủ và sâu sắc những mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tiếp cận CMCN 4.0 và đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Tạo sức lan tỏa rộng khắp

Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 9/3/2021 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam xây dựng Chương trình hành động giai đoạn 2021 – 2026.  

Theo đó, Hội Khuyến học cụ thể hóa nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận 49-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW (13/4/2007) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Quyết định 489/QĐ-TTg (8/4/2020) về kế hoạch thực hiện Kết luận 49-KL/TW và Chỉ thị 14/CT-TTg (25/5/2021) của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 theo quan điểm và đường lối giáo dục trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Việc học, ngày nay càng trở nên hết sức quan trọng đối với mỗi chúng ta. Muốn hội nhập, phát triển và phát triển nhanh, phát triển bền vững, thì không có cách nào khác đó là mỗi người chúng ta, mỗi cơ quan, đơn vị, phải chú trọng việc học, tự giác học tập thường xuyên, học tập suốt đời để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

Lãnh đạo Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Khuyến học tỉnh và Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long trao tặng các suất quà cho học nghèo huyện Hạ Hòa (Phú Thọ)

Với mục tiêu nhằm lan tỏa thông điệp “Xã hội học tập” - để Nhân dân thấy rõ, việc học tập là cần thiết, thường xuyên và liên tục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc thúc đẩy phong trào thi đua lao động, học tập, được các ban, ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức xã hội quan tâm triển khai thực hiện; quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư, bác sỹ, kỹ sư, công nhân có trình độ tay nghề cao, các kỹ sư, chuyên viên giỏi về lập trình công nghệ thông tin; nhiều đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm được triển khai nghiên cứu, nghiệm thu, ứng dụng…

Các hoạt động khuyến học đã và đang phát huy truyền thống hiếu học, xây dựng xã hội học tập sâu rộng trong toàn xã hội. Được sự quan tâm và tạo điều kiện của đảng bộ, chính quyền các cấp, rất nhiều gia đình được sự hỗ trợ của Hội Khuyến học, đã duy trì được việc học tập cho con, cháu. Nhiều em học sinh, sinh viên không bị bỏ dở việc học hành, tích cực phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội.

Có nhiều hình thức tiếp cận trong học tập, trong đó, việc tự học là thước đo để đánh giá năng lực của con người trong công việc; đồng thời nâng cao nhận thức của Nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của chủ trương xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời cho mọi người.

Chúng ta xây dựng và thực hiện mô hình công dân học tập với những năng lực cốt lõi để có thể sống và làm việc trong điều kiện của nền kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. Công tác khuyến học cũng cần được triển khai song hành gắn liền với công tác khuyến tài, tạo điều kiện cho phát triển nhân tài Việt, để việc khuyến học có sự đóng góp quan trọng cho đổi mới, sáng tạo và là động lực cho quá trình đổi mới giáo dục, xây dựng đất nước

Xây dựng mô hình học tập

Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về việc đẩy mạnh công tác thành lập hội khuyến học các cấp, với mục tiêu:

“Đẩy mạnh phong trào học tập trong Nhân dân bằng hình thức giáo dục chính quy và không chính quy; thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập. Xây dựng xã hội học tập, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là trách nhiệm của mọi người trong xã hội, vừa là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội”.

Hội Khuyến học tỉnh An Giang ký kết với Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh An Giang về công tác khuyến học, khuyến tài

Thực tế, các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, các trung tâm dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, tạo điều kiện cho học sinh và các công nhân, nhân viên tiếp cận công nghệ hiện đại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn; giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, công nhân viên có thu nhập tốt, đồng thời hòa nhập vào sự phát triển nguồn nhân lực chung của đất nước.

Chúng ta xây dựng tiêu chí “Xã hội học tập” nhằm khuyến khích sự nỗ lực học tập bền bỉ, lâu dài để thích nghi với quá trình hội nhập quốc tế không ngừng vận động từng ngày.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là là một tấm gương vĩ đại về tự học và học tập suốt đời. Bác căn dặn: “Học không bao giờ cùng. Học mãi - tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy phải học thêm” và “Học hỏi là một công việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn bó lý luận với thực tiễn. Không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ, biết hết rồi”.

Chuúng ta thực hiện tốt các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập theo những tiêu chí phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021 – 2026, tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng các cộng đồng học tập cấp huyện và cấp tỉnh, các thành phố học tập trong Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” của Chính phủ.

Những kết quả và thành tựu đạt được của Hội Khuyến học Việt Nam trong thời gian qua là đáng trân trọng. Đặc biệt, Hội Khuyến học Việt Nam tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội VI Hội Khuyến học Việt Nam; thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác khuyến học, khuyến tài.

Công tác tổ chức phối hợp đồng bộ giữa Hội Khuyến học Việt Nam đối với các cơ quan ban ngành, tiếp tục được thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác khuyến học, khuyến tài.

Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, toàn dân để khơi dậy mạnh mẽ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thống nhất trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác khuyến học, khuyến tài; xây dựng xã hội học tập, khích lệ các mô hình hay, cách làm sáng tạo, thúc đẩy văn hóa xã hội học tập, tránh tình trạng bỏ mặc các hội  tự xoay sở.

Thông qua  các chương trình hội nghị, hội thảo,  Hội Khuyến học Việt Nam tập trung xây dựng các mô hình học tập, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tạo sức lan tỏa phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời - “lấy tự học làm cốt”, “học không bao giờ cùng”; tiếp tục hoàn thiện kế hoạch thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”.

Việc tự học, dựa trên tinh thần ham học hỏi, vượt qua chính mình, sẵn sàng tiếp thu cái mới, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, nguồn gốc xuất thân… Người lớn phải nghiêm túc trong việc học tập để làm gương cho con cháu. Cấp trên phải chăm chỉ học, còn làm gương cho cấp dưới. Một xã hội học tập là một xã hội mà ở đó, mọi người dân ý thức được muốn học và phải học. Việc lan tỏa tinh thần ham học hỏi - sẽ góp phần tạo thành một phong trào học tập để hướng tới xã hội tri thức.

Xây dựng xã hội học tập

Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua, các hoạt động của các hội khuyến học từ Trung ương tới địa phương, hoạt động khuyến học, khuyến tài đã phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc.

Hoạt động khuyến học, khuyến tài được xã hội quan tâm và hưởng ứng. Các tổ chức hội ưu tiên dùng quỹ khuyến học để khuyến khích, giúp đỡ các thành viên học tập có hiệu quả. Chúng ta xây dựng quỹ khuyến học hằng năm để khen thưởng cho cán bộ, hội viên, học sinh, sinh viên, con em cán bộ, hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học; khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm chăm lo và tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trao Bằng khen của UBND tỉnh cho Hội Khuyến học tỉnh

Nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, nay là cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Tất Dong cho rằng:

“Khuyến học, khuyến tài” - được hiểu là những hoạt động vận động, khuyến khích người dân ở mọi độ tuổi học tập thường xuyên, học suốt đời để có tri thức mới, hình thành những kỹ năng mới giúp lao động hiệu quả hơn, cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn. 

Mục tiêu của khuyến học, khuyến tài đó là thúc đẩy xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập - tức một xã hội mà ai cũng muốn học và phải học, từ trẻ em đến người lớn, không phân biệt ngành nghề, xuất thân, điều kiện, dân tộc, giới tính…

Nói cách khác – “xây dựng cả nước thành một xã hội học tập” là mục tiêu chính; và “khuyến học, khuyến tài” là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.

Hội Khuyến học Việt Nam đề xuất, kiến nghị Nhà nước, theo đó, xây dựng cấu trúc xã hội học tập ở Việt Nam phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cấu trúc xã hội học tập, phù hợp với người Việt Nam và sẽ không giống cấu trúc xã hội học tập của các quốc gia khác.

Hội Khuyến học Việt Nam đang xây dựng đa dạng và linh hoạt các mô hình học tập: “Gia đình học tập”; “Dòng họ học tập”; “Đơn vị học tập"; “Cộng đồng học tập”… dù ở nơi nào, thì người dân cũng được học tập.   

Theo Hội Khuyến học Việt Nam, việc tạo ra những học bổng, quỹ khuyến học cũng là một trong các hoạt động hỗ trợ cụ thể mà Hội thực hiện. Hội Khuyến học Việt Nam chủ động tạo điều kiện hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội có cơ hội học tập. Một xã hội học tập không thể để các đối tượng yếu thế như trẻ em nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… bên ngoài sự giáo dục.

Hội Khuyến học Việt Nam xây dựng đa dạng các loại quỹ khuyến học, khuyến tài. Quỹ khuyến học, giúp các học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở những nơi thiên tai, bão lũ…; giúp các em không bị gián đoạn trong thời gian học tập; trao học bổng cho những học sinh vượt khó, là thủ khoa, đạt thành tích tốt trong học tập.

Đồng thời, quỹ khuyến học còn góp phần giúp đỡ các thầy cô giáo có điều kiện khó khan, hoặc ở những vùng đặc biệt, để bám trường, bám lớp, tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình.

Ngoài ra, Hội Khuyến học Việt Nam còn phát triển thêm nhiều quỹ khuyến tài nhằm tuyên dương các học sinh tài năng, những doanh nhân thành đạt, người lao động có cách làm sáng tạo, sáng kiến tốt, hiệu quả việc tăng năng suất lao động, phát triển nguồn nhân lực đạt chất lượng cao.

Nhân tài cần được trọng dụng

Khuyến học, khuyến tài là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta đã tổng kết “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu và thấp hèn”.

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo cho việc học tập của người dân. Bác mong muốn “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Trên thực tế, chúng ta luôn tích cực thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình học tập, công dân học tập, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp học tập.

Đại hội Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An khóa V, Nhiệm kỳ 2021 - 2026

Nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ đăng ký và thực hiện chương trình học tập, chú trọng việc tự học, tự nghiên cứu; động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực tham gia các  mục tiêu đề tài, đề án, sáng kiến, chia sẻ cách làm hay sáng tạo, góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập trong các cơ quan, doanh nghiệp.

Đối với Hội Khuyến học Việt Nam, thường xuyên tuyên truyền, biểu dương các tấm gương gia đình học tập, công dân học tập, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp học tập; phát huy tinh thần tiên phong của các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động tự lựa chọn một hình thức học tập thường xuyên, liên tục và hiệu quả; hướng dẫn đăng ký và thực hiện xây dựng gia đình học tập, công dân học tập, qua đó nhiều tài năng được phát hiện qua các chương trình thi đua, các đề án, đề tài được nhiều giải thưởng cao trong nước và quốc tế…

Có thể nói, việc học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị và “Tiếp sức cho em đến trường”, “Chắp cánh ước mơ”, “Mái ấm khuyến học”, “Trao gửi yêu thương”, “Nuôi heo đất khuyến học”, “Tiếng trống, tiếng kẻng khuyến học”, “Giờ vàng khuyến học”… đã bắt nguồn và khơi dậy được tinh thần hiếu học trong mỗi người dân, được đông đảo Nhân dân đồng tình ủng hộ, chia sẻ và làm theo.

Thế giới luôn thay đổi không ngừng, đặc biệt là những tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ của cuộc cách mạng phát triển công nghệ. Do đó, việc thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập - là rất cần thiết. Theo đó, chúng ta cần ưu tiên chương trình học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; cần có cơ chế tạo hành lang pháp lý để chuyển hệ thống giáo dục nước ta sang hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển mạng lưới khuyến học trong cả nước nhằm thúc đẩy việc học tập của mỗi người, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đối với công tác khuyến học, khuyến tài, chúng ta cần triển khai đồng đều giữa các vùng, miền, khu vực dân cư; phong trào học tập ở một số cơ quan, các tổ chức… phát động các cán bộ, đảng viên, công nhân viên nòng cốt chủ động tự học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với tinh thần hiếu học, chú trọng nhân tài, chúng ta tin tưởng rằng, sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập - sẽ thu được nhiều kết quả mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Anh Nhật & ThS. Đại úy Đinh Duy Thịnh - Phòng Quản lý học viên T02 - Học viện Cảnh sát nhân dân

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.