Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất mở rộng diện tích 6 ga quan trọng trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM

Liên danh tư vấn vừa có báo cáo đầu kỳ về quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế gửi Cục Đường sắt Việt Nam. Theo đó, sau đề xuất mở rộng Ga Sài Gòn ở đầu mối TP.HCM, tư vấn đề xuất mở rộng diện tích 6 ga quan trọng trên tuyến đường sắt “xương sống” Hà Nội - TP.HCM.

Theo báo cáo, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện nay dài 1,726 km. Đây là tuyến đường đơn, khổ 1.000 mm, chạy theo trục Bắc - Nam, nối liền các đô thị lớn và các khu công nghiệp từ Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Biên Hòa và TP.HCM.

Tuyến này đóng vai trò huyết mạch, chủ chốt trong phát triển kinh tế trên trục chính Bắc - Nam, có điểm đầu là Ga Hà Nội, điểm cuối sẽ là Ga Sài Gòn (Ga Hòa Hưng cũ - tư vấn cũng đang đề xuất mở rộng ga này và biến thành đầu mối trung tâm hành khách của TP.HCM).

“Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM giai đoạn vừa qua và trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Bộ GTVT có triển khai một số dự án đầu tư cho phần tuyến và phần ga đường sắt. Các ga được lựa chọn gồm 8 ga với những đặc điểm như là ga đầu mối, ga trong đô thị lớn, ga có định hướng quy hoạch kết nối cảng thủy nội địa, cảng biển, thay đổi chức năng” - báo cáo nêu.

Đề xuất mở rộng thêm 6 ga đường sắt Hà Nội - TP.HCM
Đề xuất mở rộng thêm 6 ga đường sắt Hà Nội - TP.HCM

Cụ thể đó là các ga Ninh Bình, Khoa Trường, Đông Hà, Kim Liên, Diêu Trì, Vinh, Nha Trang và Tháp Chàm. Trong tám ga này, tư vấn đề xuất mở rộng sáu ga Ninh Bình, Khoa Trường, Kim Liên, Diêu Trì, Vinh, Tháp Chàm. Trong khi đó, Ga Đông Hà (Quảng Bình) giữ nguyên diện tích, Ga Nha Trang sẽ thu hẹp diện tích.

Theo đó, Ga Ninh Bình (Ninh Bình) từ 3,06 ha mở rộng thành 6,5 ha là ga hỗn hợp, kết nối cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc và cảng cạn. Ga Khoa Trường (Thanh Hóa) từ 4,9 ha mở rộng lên thành 18,5 ha là ga đầu mối đường sắt quốc gia nhằm trung chuyển hàng hóa phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn.

Ga Kim Liên (Đà Nẵng) từ 7,27 ha lên 18,5 ha là ga đầu mối đường sắt quốc gia kết nối cảng Liên Chiểu. Ga Diêu Trì (Bình Định) từ 7,81 ha lên 18,5 ha là ga đầu mối đường sắt quốc gia kết nối cảng cạn Quy Nhơn, có vai trò du lịch.

Ga Vinh (Nghệ An) từ 6,21 ha lên 6,5 ha là ga đường sắt quốc gia trong đô thị, có vai trò du lịch. Ga Tháp Chàm (Ninh Thuận) từ 4,45 ha lên 12,5 ha là ga đường sắt quốc gia trong đô thị, có vai trò kết nối tuyến đường sắt du lịch.

Theo đơn vị tư vấn, về hướng tuyến sẽ cơ bản giữ nguyên như hiện tại, có điều chỉnh cục bộ một số khu vực có bình diện khó khăn. Một số khu vực cần được ưu tiên đầu tư cải tạo như nâng cấp, cải tạo bình diện đoạn Hòa Duyệt - Thanh Luyện, cải tạo tuyến chính làm hầm khu vực Khe Nét từ khu gian Tân Âp - Đồng Chuối - Kim Lũ.

Tư vấn cũng đề xuất cải tạo tuyến chính và làm hầm đường sắt mới Hải Vân đoạn Lăng Cô - Đà Nẵng (làm hầm riêng đường sắt khổ 1.000 mm, không lựa chọn hầm chung với đường sắt tốc độ cao vì nhiều bất cập nếu đi chung như độ dốc tuyến chính, tốc độ khai thác, sức kéo đoàn tàu, an toàn chạy tàu...). Đồng thời, báo cáo cũng cho biết quy hoạch sẽ di dời đường sắt khu vực Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố theo hành lang tuyến mới.

Đơn vị tư vấn cũng cho rằng tuyến còn một số nút thắt cổ chai như đèo Khe Nét, Hải Vân, khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện... làm giảm khả năng khai thác vận tải. Về kỹ thuật, có nhiều đoạn tuyến đi qua các vùng địa hình, địa chất phức tạp, núi non hiểm trở nên có nhiều đường cong và bán kính đường cong nhỏ, độ dốc lớn.

“Kiến trúc tầng trên ray hỏng, đặc biệt là ray mòn nhiều. Tà vẹt có nhiều chủng loại và số tà vẹt hỏng nhiều. Hệ thống thông tin tín hiệu lạc hậu (trừ một số đoạn, ga trên tuyến đã được đầu tư hiện đại hóa), chưa đồng bộ” - báo cáo đánh giá.

Vì vậy, báo cáo cũng đặt mục tiêu nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM để đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ 80 km/giờ đến 90 km/giờ đối với tàu khách và từ 50 km/giờ đến 60 km/giờ đối với tàu hàng.

Kim Khánh

Tin mới

Phát triển du lịch từ các danh hiệu, giải thưởng quốc tế như thế nào?
Phát triển du lịch từ các danh hiệu, giải thưởng quốc tế như thế nào?

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phải quyết tâm "biến di sản thành tài sản", "biến tiềm lực thành nguồn lực" để phục vụ phát triển đất nước.

Nhà trong ngõ khu vực ngoại thành Hà Nội đang được nhiều người mua “săn lùng”
Nhà trong ngõ khu vực ngoại thành Hà Nội đang được nhiều người mua “săn lùng”

Các giao dịch nhà thổ cư trong ngõ tại các quận ngoại thành Hà Nội đang sôi động vì đây là phân khúc vừa túi tiền cho những khách hàng thích “ăn chắc, mặc bền” và thói quen sinh hoạt ở nhà mặt đất.

Đóng điện hoàn thành công trình TBA 110kV Trà Linh, tỉnh Thái Bình
Đóng điện hoàn thành công trình TBA 110kV Trà Linh, tỉnh Thái Bình

Việc kịp thời đưa trạm biến áp 110KV Trà Linh vào vận hành có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung nguồn cấp điện Khu công nghiệp đô thị - dịch vụ Liên Hà Thái, khu vực huyện Thái Thụy, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp…

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Tại dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, UBND tỉnh Cao Bằng đã bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư 38/41,55km đạt trên 90%, UBND tỉnh Lạng Sơn bàn giao được 3/52km.

Tiếp tục thi công dự án vành đai 3 TP. HCM đoạn qua địa phận tỉnh Long An
Tiếp tục thi công dự án vành đai 3 TP. HCM đoạn qua địa phận tỉnh Long An

Theo thông tin từ phía Sở Giao thông vận tỉnh Long An cho biết, gói thầu XL3 thuộc dự án Vành đai 3 TP. HCM đoạn qua tỉnh Long An đã bắt đầu thi công trở lại…

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ hàng trăm công nhân ngộ độc ở Vĩnh Phúc
Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ hàng trăm công nhân ngộ độc ở Vĩnh Phúc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc.