Hiện tượng đi ngoài phân sống là gì?
Đi ngoài phân sống được hiểu là tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, thường là do thức ăn chưa được phân chia thành những phân tử đủ nhỏ để hấp thu tại ruột, hoặc do thời gian đi qua ruột ngắn, dẫn đến phân không thành khuôn, phân thường lợn cợn, có mùi chua, nhiều trường hợp quan sát thấy có cặn thức ăn mà chúng ta đã ăn lẫn trong phân.
Đi ngoài phân sống có thể gặp ở bất cứ ai nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải nhất và cũng là đối tượng nguy hiểm nhất. Ở các bé dưới 10 tuổi, hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn hoàn thiện, nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, … Cơ thể bé không hấp thu đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thấp còi, chậm lớn.
Đi ngoài phân sống nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân sống ở cả người lớn và trẻ em, trong đó những nguyên nhân dưới đây là phổ biến nhất:
Mất cân bằng vi sinh đường ruột
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đi ngoài phân sống. Thông thường, hệ vi sinh đường ruột của chúng ta gồm 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn chung sống hòa bình và kiềm chế lẫn nhau. Các lợi khuẩn giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường nhu động ruột đồng thời sản xuất các loại enzym tiêu hóa. Khi lượng lợi khuẩn giảm, hại khuẩn tăng, tốc độ tiêu hóa thức ăn giảm, thức ăn đi qua đại tràng mà chưa được tiêu hóa hết dẫn đến phân sống.
Tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột thường gặp ở trẻ nhỏ (do hệ vi sinh chưa phát triển) hoặc người sử dụng kháng sinh đường uống (do đa số các kháng sinh không phân biệt giữa lợi khuẩn và hại khuẩn nên thường tiêu diệt cả hai).
Nhiễm khuẩn đường ruột
Những người có thói quen ăn thức ăn chưa được nấu chín kỹ, như các món gỏi sống, tiết canh, rau sống,... có nguy cơ cao nhiễm các loại giun sán ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn đường ruột. Thường tình trạng này rất dễ nhận biết bởi ngoài hiện tượng đi ngoài phân sống, bệnh nhân thường cảm thấy đau bụng dữ dội và đi ngoài nhiều lần liên tục.
Rối loạn hấp thu
Bệnh nhân gặp các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy thường có biểu hiện đi ngoài phân sống. Đây là do tụy không sản xuất đủ lượng enzym tiêu hóa mà cơ thể cần. Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ và uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích cũng dẫn đến rối loạn hấp thu, khiến người bệnh thường xuyên đi ngoài phân sống.
Do một số bệnh lý
Nếu bạn không chỉ đi ngoài phân sống mà còn kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng, phân lỏng, phân có lẫn máu,... đặc biệt khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn cần lập tức đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác cũng có thể dẫn đến đi ngoài phân sống, như bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, bệnh về gan mật, nội tiết,...
Sử dụng lợi khuẩn tiêu hóa Subatona - Để phân sống không còn là nỗi lo
Đường ruột của chúng ta là ngôi nhà của hàng tỷ vi khuẩn, đa phần trong số đó đã được chứng minh là hữu ích và là một phần không thể tách rời của bộ máy tiêu hóa. Trong đó có những lợi khuẩn đem lại lợi ích vượt trội hơn các dòng khác, điển hình như Bacillus clausii và Bacillus subtilis.
Bacillus clausii có khả năng tạo bào tử bền vững khi đi qua acid dạ dày, đồng thời sản sinh các enzym tiêu hóa như amylase, protease,... có tác dụng cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh đường ruột sau khi sử dụng kháng sinh. Bacillus clausii còn kích thích tế bào lympho tạo ra kháng thể IgA giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Bacillus subtilis tạo lớp màng sinh học biofilm giúp bảo vệ niêm mạc ruột khỏi các tác nhân gây hại, đồng thời tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, rất phù hợp cho bệnh nhân đi ngoài phân sống.
Ngày nay, 2 loại lợi khuẩn này là thành phần chủ yếu của nhiều loại men vi sinh, trong đó đi đầu xu hướng là sản phẩm lợi khuẩn tiêu hóa Subatona.
Mỗi ống lợi khuẩn tiêu hóa Subatona chứa tới 4 tỷ lợi khuẩn gồm 2 chủng Bacillus clausii và Bacillus subtilis, được bảo vệ bằng công nghệ bao vi nang hữu cơ. Hàng tỷ màng polysaccharide bao bọc từng lợi khuẩn tạo nên tác dụng kép: vừa là thức ăn dự trữ cho lợi khuẩn, vừa bảo vệ chúng khỏi tác nhân từ môi trường bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và tăng tỷ lệ sống sót khi đi qua dịch acid dạ dày lên đến trên 90%. Ở các sản phẩm men vi sinh thông thường, tỷ lệ này chỉ khoảng 20-40%.
Ngoài ra, nhằm giúp người bệnh tăng hấp thu chất dinh dưỡng, nhanh chóng bù vào thể trạng bị thiếu hụt do đi ngoài phân sống, Subatona còn bổ sung kẽm hữu cơ Gluconate. Đây là một vi chất dinh dưỡng quan trọng với nhiều vai trò then chốt đối với sức khỏe. Vi chất kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, chuyển hóa chất dinh dưỡng, sản sinh năng lượng và tổng hợp protein. Đồng thời kẽm tham gia cấu tạo chồi vị giác, giúp trẻ ăn ngon hơn.
Sử dụng 1-2 ống men vi sinh Subatona mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống do loạn khuẩn đường ruột, táo bón, biếng ăn, từ đó tăng cường thể trạng, giảm ốm vặt theo mùa, giảm cơ hội sử dụng thuốc kháng sinh. Sản phẩm hiện đang là người bạn không thể thiếu trong tủ thuốc của nhiều gia đình có con nhỏ.
Những chú ý khi chăm sóc trẻ đi ngoài phân sống
Kiểm tra tần suất, lượng và tình trạng phân để đánh giá mức độ nghiêm trọng.
Quan sát xem trẻ có biểu hiện đau bụng, sốt, mất nước hay không.
Cho trẻ uống nhiều nước, nước ép trái cây hoặc nước muối oresol để bù nước và điện giải.
Tạm thời ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp, chuối, gạo, tránh thức ăn nhiều gia vị, đồ ăn kích thích, tránh uống quá nhiều sữa và nước ngọt.
Thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn để tránh nhiễm khuẩn.
Tình trạng đi ngoài phân sống lâu ngày khiến cơ thể trẻ thiếu chất dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn. Hãy để lợi khuẩn tiêu hóa Subatona trở thành người bạn đồng hành tin cậy, giúp con khỏe mạnh vượt qua những năm tháng đầu đời nhé!
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Diệu Linh