Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Di tích Trạng Trình (Hải Phòng): Loạn dịch vụ viết sớ chữ nho dịch không ra nghĩa

TH&CL nhận được phản ánh của nhiều du khách tại Khu di tích lịch sử cấp quốc gia - Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), tình trạng một số cá nhân bán hàng rong, có hành vi chèo kéo, chào mời du khách thiếu lịch sự bằng các hành động ấn, dúi vào tay du khách mua hàng; một vài trường hợp viết sớ chữ nghĩa không rõ ràng, nhiều bậc cao niên thông thạo chữ nho cũng không thể dịch nổi ra nghĩa gì?…

Di tích Trạng Trình (Hải Phòng): Loạn dịch vụ viết sớ chữ nho dịch không ra nghĩa - Hình 1

Một tờ “sắc lệnh giáo dục” với 2 hàng chữ nho ghi 2 bên được bán với giá 50.000 đồng

Những hiện tượng đó, diễn ra khiến nhiều du khách tới tham quan khu di tích rất bức xúc.

Loạn cảnh “ông thầy” bán sớ

Đã từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Hải Phòng và các du khách thập phương, đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng với sự linh thiêng trong ứng thí, học hành, công danh, chức vị...

Do đó, vào những ngày này, tới Khu di tích Đền Trạng - sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh rất đông phụ huynh, học sinh và du khách thập phương đến vãn cảnh, làm lễ cầu công danh, cầu mong thi cử, học hành đỗ đạt và mua được chữ thánh hiền.

Di tích Trạng Trình (Hải Phòng): Loạn dịch vụ viết sớ chữ nho dịch không ra nghĩa - Hình 2

 Tờ sớ với hàng chữ nho viết bằng mực bút bi không rõ nghĩa

Tại đây, du khách sẽ phải bỏ ra chừng 100.000 đến vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu các loại “ấn thánh”, “sớ khấn”, “sắc lệnh giáo dục”, với các kiểu  đáp ứng đủ nhu cầu của khách…

Cùng với đó là nạn chèo kéo, hễ thấy khách đến, những người bán hàng ngay lập tức xông ra chào mời đon đả, mời chào với đủ loại bùa, ấn, trạch; hình chữ nhật, hình vuông, to có, nhỏ có, bằng giấy có, bằng vải có.

Thậm chí, có loại hình vuông, bé xíu kích cỡ khoảng 4 x 4 cm mà theo người bán hàng là dùng để cho vào ví hay bỏ túi cho thêm “thiêng” (!).

Theo quan sát của PV, các hoạt động trên chỉ diễn ra tại khu cổng đá vào khu di tích, hoạt động của các “ông thầy” viết sớ “tác nghiệp” với việc hỏi nhanh tên, tuổi, quê quán, điều cầu xin của khách hàng rồi ngay lập tức thông tin được điền vào những khoảng trống bằng bút bi trên giấy sớ với nhiều dòng chữ nho đã được in sẵn.

Khách hàng muốn gì thì thầy viết sớ đáp ứng đủ, nhanh và gọn. Tất cả những điều cầu xin đều được quy vào mấy nội dung: Học hành, tài lộc, công danh, sức khỏe, tai qua nạn khỏi… Những “ông thầy” này còn giải thích thêm những chữ nho trong sớ là lời khấn chung của kinh phật nên các sớ đều giống nhau, khách không cần phải biết (?!)

Viết xong, sớ được nhét vào phong bì dài màu vàng và dặn phải sắm thêm chữ các kiểu mà khách đến khu di tích có thể mua luôn ở quán của thầy. Các “ông thầy” nói bao nhiêu, từ 70.000 đến vài trăm nghìn một lễ (sớ), người mua cũng chỉ biết móc túi ra trả đủ ngần ấy tiền... mới “thiêng” (!).

Di tích Trạng Trình (Hải Phòng): Loạn dịch vụ viết sớ chữ nho dịch không ra nghĩa - Hình 3

 Dịch vụ viết sớ vào mùa trong dịp thư cử cuối năm

Một du khách cho biết: Tờ “sớ” cầm trên tay vừa mua được, mỗi tờ có giá 50.000 đồng, “sắc lệnh” 30.000 - 50.000 đồng, chưa kể “bùa”, chữ nghĩa các kiểu. Người này cũng cho biết, bình thường bên ngoài tờ sớ này chỉ có giá 10.000 đồng, nhưng đã đến đây rồi thì đắt, rẻ cũng không thành vấn đề nữa.

Ông Lê Văn Kiều, Trưởng ban quản lý Di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết: Qua tình hình thực tế và phản ánh của du khách thập phương, Ban quản lý đã nắm được tình hình, lãnh đạo ban đã mời các trường hợp trên vào làm việc để nhắc nhở, yêu cầu không thực hiện các hoạt động như trên.

Đồng thời, làm công văn gửi UBND xã Lý Học, đề nghị địa phương chủ trì và phối hợp với ban: Tổ chức ký cam kết, thu giữ tang vật và xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm theo quy định của địa phương để răn đe, lập lại trật tự, ổn định tình hình hàng quán và ANTT tại khu vực.

Dịch không ra nghĩa...

Theo cụ Trần Văn Vọng (người làm lễ tại khu di tích), tình trạng sớ kèm theo bùa (sắc lệnh giáo dục) thật ra được cải biến từ bùa trấn trạch tại đền Trần Nam Định. Tình trạng này, xuất hiện từ năm 2017 và rộ lên thời điểm trước mùa thi năm 2018. 

Đem tờ sớ và nội dung tấm “bùa” (sắc lệnh giáo dục) trao đổi với nhà sử học Ngô Đăng Lợi thì được biết, những chữ nho viết trên sớ không rõ nghĩa, người viết sớ là người không am hiểu chữ Hán nên mới viết ra những nét như thế. Những chữ viết đó nét không đúng, không đủ nên không thể dịch được ra chữ gì.

Để phát huy những giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thiết nghĩ, xã Lý Học (Vĩnh Bảo) là cơ quan được UBND huyện Vĩnh Bảo giao nhiệm vụ về quản lý dịch vụ hàng quán tại khu di tích cần phối hợp với Ban quản lý di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm quản lý chặt chẽ tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách, xem bói và bán “bùa” tại khu di tích, đảm bảo theo các quy định.

Đồng thời, cần có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế “về việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm”.

Vũ Duyên

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.