Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet)

Các công ty tham gia khảo sát là các công ty vừa và nhỏ (từ 1 đến 249 nhân viên), doanh nghiệp có từ 250 đến dưới 1.000 nhân viên, cũng như các doanh nghiệp lớn trên 1.000 nhân viên. Tác giả của nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát đối với các lãnh đạo công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp thuộc 30 ngành nghề.

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, 19% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có khoảng một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa, con số tại Việt Nam là 20%. Khi đại dịch nổ ra, đã có 56% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và 51% số doanh nghiệp Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa. Dự đoán sau đại dịch, vẫn sẽ có khoảng 34% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tại Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa.

Báo cáo cũng cho thấy các doanh nghiệp trên toàn cầu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chưa chuẩn bị kỹ cho quá trình chuyển đổi đột ngột sang làm việc từ xa. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020, 54% các doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chuẩn bị “một phần” trong khi 7% chưa hề có sự chuẩn bị cho việc hỗ trợ làm việc từ xa. Tại Việt Nam, con số tương ứng là 30% và 3%.

Trong tình thế buộc phải chuyển đổi sang làm việc từ xa, các doanh nghiệp đã gặp nhiều đe dọa, cảnh báo an ninh mạng do các tác nhân độc hại đang tìm cách lợi dụng các lỗ hổng bảo mật khi nhân viên truy cập vào hệ thống mạng doanh nghiệp và các ứng dụng đám mây từ xa. 69% các doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương đã nhận thức được các mỗi đe dọa và tăng mức độ bảo mật thêm 25%. Tại Việt Nam, 91% doanh nghiệp nhận thức các mỗi đe dọa và đã tăng mức độ bảo mật lên trên 25%.

Đồng thời, nhân viên có thể kết nối với các nguồn lực doanh nghiệp thông qua nhiều thiết bị cá nhân hơn mà không được quản lý đã tạo ra điểm mù cho các bộ phận bảo mật. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho rằng máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (58%) và thiết bị cá nhân (57%) là các điểm cuối cần được bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa. Các số liệu tại Việt Nam cho thấy 65% doanh nghiệp cho rằng thiết bị cá nhân đặt ra thách thức cần bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa, tiếp theo là thông tin khách hàng (61%), máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (60%) và các ứng dụng đám mây (59%).

70% doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương và 78% doanh nghiệp Việt Nam tin rằng dịch COVID-19 sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu tư vào an ninh mạng trong tương lai. Kết quả này cho thấy ngành bảo mật có cơ hội thay đổi cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu tại thời điểm này và tăng tính linh hoạt nhằm biến bảo mật thành yếu tố hỗ trợ thúc đẩy thay vì cản trở cộng tác cho lực lượng lao động bị phân tán.

Hà Trần