Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Điểm tên ” những dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ tại tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ quan chức năng Vĩnh Phúc vừa công bố 20 dự án chậm tiến độ. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như: Dự án Khu dịch vụ Sông Hồng Thủ Đô Bắc Đầm Vạc của Công ty cổ phần (CTCP) Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô; Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm của CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị; Dự án Khu biệt thự nhà vườn Vinaconex 6 - Đại Lải...

Những năm qua, với vị trí đắc địa ngay cạnh Thủ đô Hà Nội và hạ tầng giao thông thuận lợi, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những điểm “nóng” phát triển bất động sản. Theo đó, loạt dự án lớn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Song, bên cạnh đó việc các dự án bị trễ tiến độ so với cam kết cũng khiến tỉnh này “đau đầu”.

Những dự án nào của Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex… bị điểm tên vì chậm tiến độ?

Ngày 12/01/2024, Cổng thông tin – giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Trong đó, nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như: Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…

Trong danh sách này, đáng chú ý là dự án lớn của CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô bị điểm tên là dự án Khu dịch vụ Sông Hồng Thủ Đô Bắc Đầm Vạc với quy mô 53ha. Theo đó, tiến độ dự án được duyệt từ tháng 8/2018 - 2/2021.

Dự án chậm tiến độ nhưng Sông Hồng Thủ Đô vẫn tham vọng làm khu nghỉ dưỡng tại Tam Đảo.
Dự án chậm tiến độ nhưng Sông Hồng Thủ Đô vẫn tham vọng làm khu nghỉ dưỡng tại Tam Đảo.

Trước đây, Khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc do CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô làm chủ đầu tư. Đến cuối năm 2009, vai trò chủ đầu tư dự án đã được chuyển sang cho Công ty cổ phần Sông Hồng Hoàng Gia (CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô sở hữu 80% vốn).

Theo báo cáo tài chính công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), 06 tháng đầu năm 2023, CTCP Sông Hồng Hoàng Gia có vốn chủ sở hữu 1.029 tỷ đồng.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của CTCP Sông Hồng Hoàng Gia tăng từ 1,73 lên 1,8 lần, tương đương nợ phải trả của doanh nghiệp đạt mức 1.853 tỷ đồng, trong đó có hơn 216,2 tỷ đồng là nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Đáng chú ý, kết thúc 06 tháng đầu năm 2023, CTCP Sông Hồng Hoàng Gia báo lợi nhuận sau thuế âm 37,9 triệu đồng (cùng kỳ năm 2022 lợi nhuận dương 7,1 triệu). Cần lưu ý rằng, lợi nhuận của CTCP Sông Hồng Hoàng Gia liên tục giảm dần, kết thúc năm tài chính 2022, Công ty báo lợi nhuận sau thuế chỉ còn 9,5 tỷ đồng, chỉ bằng gần 1/3 lần so với năm 2021 với 32,9 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, CTCP Sông Hồng Hoàng Gia được thành lập ngày 17/07/2009, trụ sở tại số 189, đường Lam Sơn, phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Vốn điều lệ ở thời điểm hiện tại là 1.000 tỷ đồng. Công ty do ông Tạ Đức Cường là người đại diện theo pháp luật đồng thời là Tổng Giám đốc.

CTCP Sông Hồng Hoàng Gia nổi lên khi làm chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc thuộc phường Đống Đa, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Được biết, dự án có quy mô 53ha, cung cấp cho thị trường 581 shophouse, 404 lô đất nền liền kề, 113 biệt thự song lập, 158 biệt thự đơn lập và hai tòa nhà cao tầng với 580 căn hộ.

Sông Hồng Hoàng Gia lại báo lỗ trong 6 tháng năm 2023.
Sông Hồng Hoàng Gia lại báo lỗ trong 6 tháng năm 2023.

CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô hiện cũng đang nhận được sự quan tâm từ dư luận khi đang có tham vọng thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí số 13 (Khu DLST số 13), tại Vườn quốc gia Tam Đảo. Địa điểm tại Vườn quốc gia Tam Đảo, thuộc địa phận xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do Liên danh Sông Hồng Tam Đảo – Sông Hồng Thủ Đô làm chủ đầu tư.

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Khu DLST số 13 của CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô lập, quy mô của dự án xây dựng mới công trình khách sạn (225 phòng - 450 người) và các khu bungalow thiết kế đạt tiêu chuẩn 4 sao, cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ kèm theo.

Liên danh Sông Hồng Tam Đảo – Sông Hồng Thủ đô dự kiến Xây dựng Khu đài quan sát với diện tích hơn 4,3 nghìn m2; xây dựng khu cây xanh, vườn hoa nghệ thuật hơn 59.000 m2; rừng sinh thái tự nhiên hơn 254.000m2… Chuyển rừng thành đất giao thông khoảng hơn 16.000 m2 và bãi đỗ xe, công trình hạ tầng kỹ thuật… Tổng diện tích đất dịch vụ, công cộng của dự án là hơn 5,5 nghìn m2, đất khu biệt thự nghỉ dưỡng và bungalow hơn 15,23 nghìn m2.

Đối với hạng mục xây dựng khách sạn giữa rừng Tam Đảo, chủ đầu tư dự kiến xây dựng khách sạn có 2 tầng hầm, 3 tầng nổi và 1 tầng tum với đầy đủ các dịch vụ như: khu bể bơi, không gian sảnh, khu dịch vụ, phòng thay đồ, khu massage…

Phối cảnh dự án sẽ xây dựng trong Vườn quốc gia Tam Đảo (Ảnh chụp từ báo cáo ĐTM)
Phối cảnh dự án sẽ xây dựng trong Vườn quốc gia Tam Đảo (Ảnh chụp từ báo cáo ĐTM)

Thông tin sơ bộ ban đầu thể hiện, tổng mức đầu tư của dự án này là 567 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 481 tỷ đồng. Về tiến độ, dự kiến giai đoạn quý I/2024 - quý II/2025 dự án sẽ triển khai thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị; kết thúc và đưa vào khai thác, sử dụng vào quý III/2025.

Được biết, CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô được thành lập ngày 18/05/2004, hoạt động kinh doanh các lĩnh vực du lịch, bất động sản, đầu tư, xây dựng, bê tông tươi... do ông Trần Văn Niên sáng lập và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Trần Diệu Hà (vợ ông Niên) làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Tiếp theo là Dự án Khu biệt thự nhà vườn Vinaconex 6 - Đại Lải do CTCP Đầu tư và Kinh doanh BĐS Đại Lải (tên cũ là CTCP Vinaconex 3 - Tập đoàn Mê Kong) làm chủ đầu tư (tiến độ quý IV/2022). Dự án có diện tích 11,84ha gồm 153 lô biệt thự, nhà hàng khách sạn với tổng vốn đầu tư là 135,97 tỷ đồng.

Dự án Flamingo Đại Lải Resort.
Dự án Flamingo Đại Lải Resort.

16 dự án chậm tiến độ khác thuộc về đơn vị, doanh nghiệp nào?

Danh sách còn 17 dự án chậm tiến độ khác gồm: Khu nhà ở đô thị tại phường Khai Quang, phường Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên (CTCP Đầu tư và Dịch vụ T&T). Dự án này được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2010, có diện tích hơn 18ha và tổng mức đầu tư gần 152 tỷ đồng.

Khu phố mới FairyTown phường Tích Sơn, TP. Vĩnh Yên (CTCP Fairyland). Dự án được quy hoạch trên tổng diện tích đất 6,13ha và được chấp thuận đầu tư từ năm 2017.

Khu Trung tâm Văn hóa, thể thao và giải trí Vĩnh Phúc (CTCP thương mại, dịch vụ và du lịch Thái Hoàng).

Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm (CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị); Khu Trung tâm thương mại Vĩnh Phúc (Công ty TNHH Sản xuất & Đầu tư phát triển Hà Minh Anh); Khu nhà ở hỗn hợp văn phòng dịch vụ tại Khu đô thị chùa Hà Tiên (Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Vĩnh Phúc).

Danh sách những dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…
Danh sách những dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…

Khu nhà ở đô thị tại phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên (Công ty TNHH Xây dựng Phát triển hạ tầng Vân Hội); Khu nhà ở đô thị Việt Thành tại xã Định Trung, TP. Vĩnh Yên (CTCP Bất động sản Việt Thành); Tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn 5 sao và khu nhà ở Bảo Quân (CTCP Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân).

Chợ và Trung tâm thương mại Tích Sơn (CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long); Khu đô thị mới Xuân Hòa (CTCP Đầu tư Xây dựng Hoài Nam).

Khu nhà ở tại xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng, Thương mại và Xuất nhập khẩu Tuấn Đạt); Khu phố thương mại truyền thống Shophouse Thổ Tang tại trị trấn Thổ Tang, xã Tân Tiến, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường (CTCP Đầu tư An Huy); Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường (CTCP BQL Real).

Có 02 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ trong danh sách là Khu nhà ở xã hội tại phường Phúc Thắng của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thân Hà (60 tháng từ tháng 12/2018 - quý IV/2023); Khu nhà ở xã hội cao tầng cho công nhân tại khu vực Gốc Nụ, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên của CTCP Tư vấn Xây dựng và Thương mại Doanh Gia (24 tháng kể từ ngày 07/12/2021)...

Dự án bị chậm tiến độ khiến tỉnh Vĩnh Phúc “đau đầu”

Một trong những nguyên nhân được tỉnh chỉ ra do việc biến động giá nguyên, nhiên liệu ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư xây dựng công trình giao thông nói riêng.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, một số dự án quy mô dưới 20 ha đã có quyết định chủ trương đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án với UBND tỉnh nhưng chưa được Nhà nước giao đất. Các dự án này không được xác định là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục về đất đai.

Đón dòng đầu tư lớn nhưng nhiều dự án tại Vĩnh Phúc vẫn trong tình trạng
Đón dòng đầu tư lớn nhưng nhiều dự án tại Vĩnh Phúc vẫn trong tình trạng "treo" nhiều năm.

Đáng chú ý, trong thời điểm 2020 - 2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhiều lần phải lên tiếng cảnh báo do một số chủ đầu tư dự án tổ chức huy động vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa đúng quy định pháp luật; quảng cáo, rao bán sản phẩm của dự án khi chưa thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục gây ảnh hưởng đến thị trường, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Từ năm 2022 đến nay, Vĩnh Phúc đã mạnh tay thu hồi, ‘khai tử’ loạt dự án nhà ở, khu đô thị, dịch vụ thương mại.

Vấn đề đặt ra là có dự án từ năm 2010, đến nay vẫn ở trong 20 dự án chậm tiến độ. Vậy, người dân chịu ảnh hưởng bởi những dự án này thiệt thòi, ảnh hưởng đến đời sống như thế nào? Ai là người phải chịu trách nhiệm?

Vĩnh Phúc chấm dứt hoạt động 11 dự án chậm triển khai

Ngày 10/06/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc công bố 11 dự án khu đô thị, khu nhà ở và dự án công trình dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chấm dứt hoạt động.

Theo đó,04 dự án khu nhà ở, khu đô thị gồm: Khu đô thị Núi Bầu - khu vực 2, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên do Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Xuân Tiến Hòa Bình làm chủ đầu tư; Dự án khu nhà ở Hoàng Vương, ở phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên do Công ty Cổ phần đầu tư số một làm chủ đầu tư chậm triển khai; 02 dự án tại thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên do nhà đầu tư chấm dứt hoạt động là khu nhà ở xã hội tại thị trấn Bá Hiến do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vĩnh Yên làm chủ đầu tư và khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân và người lao động do Công ty TNHH in điện tử Minh Đức làm chủ đầu tư.

07 dự án dịch vụ thương mại và sản xuất kinh doanh do nhà đầu tư chấm dứt hoạt động gồm: Khu thương mại dịch vụ tổng hợp Vĩnh Phúc, thuộc xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương do Công ty cổ phần dịch vụ kho vận Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư; nhà máy sản xuất bao bì cao cấp thuộc xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, do Công ty cổ phần thảo mộc Nhiệt Đới (tên gọi cũ là Công ty cổ phần bao bì Châu Âu) làm chủ đầu tư; dự án xây dựng nhà máy rượu Việt Nam thuộc phường Hùng Vương, thành phố Phúc Yên do Công ty TNHH Hải Phú Ngọc làm chủ đầu tư; Dự án đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo nghề lái xe ô-tô ở xã Kim Long, huyện Tam Dương do Công ty cổ phần Đầu tư Hòa Bình làm chủ đầu tư; nhà máy xử lý đồ gỗ xuất khẩu ở xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, do Công ty TNHH xây dựng và xuất nhập khẩu Sơn Tùng là chủ đầu tư; dự án đầu tư xây dựng kinh doanh khách sạn và nhà hàng ăn uống ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên do Công ty cổ phần Huy Hằng làm chủ đầu tư và cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ ở xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên do Công ty TNHH Việt Linh làm chủ đầu tư.

Thương hiệu & Công luận sẽ thông tin đến bạn đọc thương hiệu từng nhà đầu tư với những dự án đã và đang thực hiện có hiệu quả không? Vay của ngân hàng nào? Có dấu hiệu của sở hữu chéo không? 

Minh An(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá (QLTT) đã ban hành Quyết định số 333/QĐ-QLTTTH về ban hành Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024.

Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024
Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024

Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa với cương vị là đơn vị chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Hoằng Hóa vừa xây dựng Kế hoạch số 66/KH-Đ3 ngày 17/4/2024 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn khu du lịch biển Hải Tiến năm 2024.

Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024
Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2024 của Đồng Nai đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 3,69% so với tháng trước và tăng hơn 12,7% so với tháng 4/2023.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới nhưng sản lượng thịt heo năm 2024 của Việt Nam dự báo chỉ tăng nhẹ 0,5% so với năm trước lên 2,05 triệu tấn.

Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Để phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quyền lợi cho người dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trên địa bàn.

‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.