Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục tăng nhanh

Năm 2022, mặc dù trong điều kiện thực hiện hết sức khó khăn nhưng các chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đều tăng so với năm 2021, hoàn thành chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ.

Ảnh minh họa (nguồn: BHXH Việt Nam)
Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếp tục tăng so với năm 2021

Năm 2022 là một năm có nhiều biến động, khó khăn với Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Về bối cảnh chung, như nhận định của Chính phủ: Tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm mạnh và có dấu hiệu suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia. Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục phục hồi nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi; hoạt động sản xuất, kinh doanh có khả năng bị thu hẹp; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường;… ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực an sinh xã hội có nhiều thay đổi về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tác động lớn tới công tác mở rộng diện bao phủ của Ngành như: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất hằng tháng tăng từ 154.000 đồng lên 330.000 đồng từ ngày 01/01/2022, do mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng theo quy định của Nghị định số 07/2021/NĐ-CP; Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/06/2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 353/2022/QĐ-TTg ngày 15/03/2022 phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã có khoảng 3,1 triệu người trên toàn quốc không còn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế.

Những thay đổi từ các chính sách nêu trên là sự điều chỉnh của Chính phủ dựa trên nền tảng của sự phát triển của kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển lâu dài, bền vững của đất nước với kỳ vọng thúc đẩy người dân chủ động, tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (các chính sách an sinh xã hội nhân văn với người dân) để người dân không quá phụ thuộc vào sự ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, việc thay đổi của các chính sách cũng đã tạo ra một số xáo trộn ban đầu, tác động đến công tác mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2022.

Với quyết tâm biến khó khăn, thách thức thành động lực hành động, toàn Ngành đã luôn bám sát tình hình thực tiễn, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương để kịp thời đưa ra những giải pháp, chỉ đạo, điều hành đúng hướng, quyết liệt, linh hoạt; phát huy trí tuệ, sức mạnh tập thể, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông, vận động phát triển người tham gia.

Do đó, mặc dù trong điều kiện thực hiện hết sức khó khăn nhưng ước đến hết năm 2022, các chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Ngành đều đạt và vượt kế hoạch.

Cụ thể: Số người tham gia bảo hiểm xã hội ước đạt 17,5 triệu người, đạt 38,07% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ước đạt trên 14,3 triệu người, đạt tỷ lệ 31,18% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm y tế ước đạt gần 91,1 triệu người, đạt lệ bao phủ 92,03% dân số, hoàn thành chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Có thể thấy, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếp tục tăng so với năm 2021. Đặc biệt, số người tham gia bảo hiểm y tế không chỉ đảm bảo bao phủ đủ số người tham gia đã bị giảm do thay đổi các chính sách theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 353/2022/QĐ-TTg mà còn tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo tiệm cận mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được mở rộng đồng nghĩa với việc lưới an sinh xã hội của Nhà nước ngày càng rộng lớn và có thêm nhiều người dân được thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Những kết quả này có ý nghĩa quan trọng không chỉ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022 mà còn tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lộ trình đến năm 2025 theo các Nghị quyết của Đảng.

Qua đó, khẳng định quyết tâm chính trị của Ngành trong việc tiếp tục giữ vững và củng cố diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, góp phần xây dựng lưới An sinh xã hội vững chắc cho Nhân dân.

Việt Anh

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh thu hút đầu tư chọn lọc, chất lượng cao
Bắc Ninh thu hút đầu tư chọn lọc, chất lượng cao

Năm 2023 tiếp tục được xác định là năm gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài (vốn là thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh) do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới. Vì thế, ngay từ những ngày đầu năm, các cơ quan chức năng tỉnh chủ động đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư chất lượng cao vào các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động.

Bắc Giang sử dụng căn cước công dân thay thẻ bảo hiểm y tế
Bắc Giang sử dụng căn cước công dân thay thẻ bảo hiểm y tế

Cùng với cả nước, ngành Y tế Bắc Giang đang tập trung thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).

Ngày 21/03, bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng
Ngày 21/03, bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh suy yếu, kết hợp với tác động của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây hình thành và phát triển. Ngày 21/03, vùng áp thấp nóng phía tây vẫn có xu thế phát triển và mở rộng hơn.

VN-Index hôm nay sẽ có quán tính giảm điểm, nhà đầu tư chủ động đưa tài khoản về mức an toàn
VN-Index hôm nay sẽ có quán tính giảm điểm, nhà đầu tư chủ động đưa tài khoản về mức an toàn

Trong phiên giao dịch hôm nay 21/03, VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.015 – 1.020 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.005 – 1.010 điểm.

EVN tổ chức Hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp
EVN tổ chức Hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp

Với tinh thần khẩn trương và chủ động bàn giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện đối với các dự án chuyển tiếp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổ chức Hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp.

Giá tiêu hôm nay 21/03: Tiếp tục ổn định
Giá tiêu hôm nay 21/03: Tiếp tục ổn định

Giá tiêu hôm nay 21/03, vẫn ổn định trong khoảng 64.000 - 66.500 đồng/kg, với mức cao nhất là tại Bà Rịa - Vũng Tàu.