Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Diễn đàn về điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp sẽ diễn ra vào ngày 11/4

Diễn đàn sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc như thủ tục trong đầu tư lắp đặt, đề xuất giải pháp về bài toán xây dựng lộ trình phát triển điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp...

 
tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Nhiều nước trên thế giới hiện nay đang đặt ra những quy định liên quan đến tiêu chí xanh hóa đối với hàng hóa nhập khẩu như chính sách tăng trưởng xanh, đạo luật Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Việc thực hiện Thỏa thuận xanh châu Âu và Chính sách từ nông trại đến bàn ăn hay Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn sẽ là thách rất lớn khi hầu hết doanh nghiệp Việt chưa có đầy đủ nguồn lực, kiến thức để áp dụng.

Với quy định của CBAM, từ ngày 01/10/2023, CBAM thực hiện áp dụng thí điểm cho giai đoạn chuyển tiếp và dự kiến sẽ thực hiện đầy đủ từ năm 2026. Như vậy trong ngắn hạn Việt Nam có 4 ngành hàng sẽ chịu tác động từ CBAM gồm (sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm) khi xuất sang thị trường EU. Đáng chú ý, các sản phẩm từ sắt thép sẽ chiếm khoảng 96% giá trị của 4 mặt hàng xuất khẩu trên. Ngoài ra các quốc gia khác như Mỹ, Canada… cũng đã và đang tiếp tục áp dụng, kiểm kê chặt chẽ các tiêu chí xanh trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Không chỉ có nhóm ngành hàng trên chịu áp lực từ Cơ chế CBAM, doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm, hay dệt may cũng đang chịu áp lực lớn với chuẩn “xanh” từ các thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Dệt may Việt Nam là một ngành xuất khẩu tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ sớm đã tiên phong thực hiện xanh hóa nguyên liệu và nhà máy trong sản xuất, nhưng chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo vẫn rất hiếm hoi.

Các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang nỗ lực rất nhiều trong công cuộc sản xuất, phát triển xanh, ứng dụng khoa học công nghệ, nguyên liệu xanh, trong đó sử dụng năng lượng tái tạo là một trong các yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giảm phát thải, bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững.

Thế nhưng, theo các doanh nghiệp, thực hiện được điều này không chỉ có nỗ lực từ phía doanh nghiệp khi đầu tư tài chính để chuyển dịch năng lượng mà cần có công cụ chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ tạo đà cho chủ doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình xanh hóa. Bởi thực hiện tiêu chí xanh gắn với kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mà còn giúp các ngành hàng sản xuất trong nước tiến tới kế hoạch giảm phát thải nhà kính, đạt mục tiêu trung hòa carbon trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên hiện nay, các chính sách, cơ chế vẫn còn nhiều hạn chế gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. 

Để tháo gỡ những vướng mắc như thủ tục trong đầu tư lắp đặt, nguồn vốn nào hỗ trợ giúp doanh nghiệp chuyển dịch năng lượng..., Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo của VCCI sẽ phối hợp với Viện nghiên cứu kinh tế, chính sách (VEPR) VNU-UEB tổ chức Diễn đàn ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP: GIẢI PHÁP NÀO CHO DOANH NGHIỆP”.

Diễn đàn cũng sẽ thảo luận các ý kiến đề xuất giải pháp về bài toán xây dựng lộ trình phát triển điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng, tận dụng nguồn năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà giúp doanh nghiệp sớm tiến tới mục tiêu xanh hóa và trung hòa carbon tại Việt Nam…

Chương trình sẽ được diễn ra từ 13h30 – 17h30, thứ  Năm, ngày 11/4/2024 tại Hội trường Tầng 7, Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội với khách mời gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội, các chủ đầu tư khu công nghiệp, các chuyên gia cùng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất quan tâm đến tham dự chương trình.

T. Hương (Nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn/)

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.