Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu lên tiếng về sự cấp thiết đầu tư hạ tầng giao thông kết nối

Quốc lộ 51 quá tải, việc di chuyển từ Tp. Hồ chí Minh đến tỉnh mất nhiều giờ, ảnh hưởng đến phát triển SXKD của các doanh nghiệp cũng như cơ hội phát triển kinh tế của tỉnh. Đề nghị lãnh đạo địa phương đặt sự cấp thiết, quan tâm thúc đẩy đầu tư  hạ tầng giao thông kết nối … đó là nội dung  được nhiều đại biểu đặt ra tại hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư được tổ chức ngày 31/8.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của gần 200 đại biểu đến từ các hiệp hội, tổ chức  thương mại và công nghiệp các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)  tại Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trong tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thọ Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì cùng hai Phó Chủ tịch ông Lê Ngọc Khánh và ông Nguyễn Công  Vinh.

Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Thông tin với các doanh nghiệp về tình hình phát triển KT-XH của tỉnh trong 8 tháng đầu năm, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Sau thời gian ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, KT-XH của tỉnh đang dần phục hồi, có chuyển biến tích cực so với cùng kỳ, nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng hơn 10%; doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng hơn 6%, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt 3.261 triệu USD, tăng gần 12%, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 67 ngàn tỷ đồng, bằng 94% dự toán năm, tăng 31% so với cùng kỳ.  Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 1.100 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký gần 10 ngàn tỷ đồng; cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư 26 dự án FDI và 37 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm hơn 309 triệu USD và gần 16 ngàn tỷ đồng, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn lên 441 dự án và 678 dự án đầu tư trong nước.

Các chính sách của Trung ương hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, tín dụng được tỉnh triển khai tích cực…

Tỷ lệ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính công của tỉnh đạt 99,7%. Bên cạnh kết quả đạt được, tỉnh cũng còn khó khăn vướng mắc,  tình trạng thiếu hụt lao động sau đại dịch khiến một số doanh nghiệp chưa phục hồi sản xuất như trước…

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, thời gian tới Bà Rịa Vũng Tàu tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm: (1) kiên định mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc gắn với bảo vệ môi trường để đẩy mạnh phát triển 4 trụ cột kinh tế của tỉnh là công nghiệp, cảng biển, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao (2) huy động các nguồn lực  tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, các dự án trọng điểm gồm: Dự án thành phần 3 thuộc dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; 5 tuyến đường ven biển; đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu  (Từ quốc lộ 56 – nút giao Vũng Vằn); đường trục chính (nối cao tốc từ vòng xoay Vũng Vằn QL55 đến vòng xoay Cửa Lấp QL51B); nâng cấp mở rộng đường Hội Bài – Phước Tân (đoạn từ QL51 đến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu); đường vành đai 4 - TP. Hồ Chí Minh, cầu Phước An, đường 991 B; mở rộng sân bay Côn Đảo; thực hiện dự án cấp điện lưới quốc gia cho huyện Côn Đảo…(3) tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch; tập trung công tác cải cách thủ tục hành chính; tạo môi trường kinh doanh đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp…

Cần sớm đầu tư hạ tầng giao thông kết nối

Đối thoại với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,  các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư đã phát biểu nêu lên  50 ý kiến, kiến nghị về các lĩnh vực quy hoạch; đầu tư; du lịch; cảng biển; năng lượng tái tạo; thủ tục đất đai, đầu tư trong KCN;  thủ tục cấp giấy phép lao động, cấp visa, tạm trú đối với lao động nước ngoài; chính sách ưu đãi thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng…

Trong đó vấn đề đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Ông Craig Douglas Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm kiến nghị về hạ tầng giao thông và du lịch
Ông Craig Douglas Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm kiến nghị về hạ tầng giao thông và du lịch.

Ông Craig Douglas Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm (HTP) nêu vấn đề: Tình trạng kẹt xe trên quốc lộ 51, cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây diễn ra phức tạp; các tuyến đường đến khu du lịch Hồ Tràm hẹp, không đảm bảo an toàn cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng; việc di chuyển từ sân bay Tân Sân Nhất về tỉnh còn nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Vì vậy, công ty này kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cần đẩy nhanh tốc độ  xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và các tuyến đường đến khu vực Hồ Tràm; có kế hoạch mở rộng tuyến đường kết nối từ thành phố Bà Rịa về Xuyên Mộc với tuyến cao tốc Bắc Nam góp phần thu hút du khách đến khu vực Hồ Tràm, nhằm đưa khu vực Hồ Tràm là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước; tỉnh cần kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ thi công sân bay quốc tế Long Thành thu hút khách quốc tế. Tỉnh cần tăng cường quảng bá thương hiệu Bà Rịa Vũng Tàu nói chung và Hồ Tràm nói riêng;  có giải pháp thu hút khách quốc tế đến với tỉnh, vì hiện nay lượng khách quốc tế đến tỉnh còn hạn chế.  Ông Craig Douglas kiến nghị tỉnh tăng cường đầu tư các dịch vụ du lịch nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại khu vực Hồ Tràm.

Ông Mark Gillin Thư ký và thành viên Ban lãnh đạo Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng, việc di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa Vũng Tàu mất 4-5 tiếng cho gần 100km, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và chất lượng cuộc sống. Cơ sở hạ tầng giao thông là một hạn chế đáng kể đối với lĩnh vực sản xuất và du lịch. AmCham hoàn toàn ủng hộ sáng kiến “Khu Cảng Mở” của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nhằm tăng cường hiệu quả cụm cảng Cái Mép. Tỉnh cần đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giữa Tp.HCM, Đồng bằng sông Cửu Long,  khu vực cảng Cát Lái, cụm cảng Cái Mép và sân bay Long Thành

Ông Juergen Weber – Chủ tịch Tiểu ban Vận tải và Hậu cần (Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam) cũng cho biết, “Chi phí của chuỗi cung ứng tại Việt Nam cao, phần lớn là do cơ sở hạ tầng không đáp ứng được với lượng hàng hóa vận chuyển. Vấn đề này không chỉ gây chậm trễ trong việc vận chuyển và tăng giá thành, mà còn khiến người lao động gặp khó khăn trong việc di chuyển giữa TP. Hồ Chí Minh và cảng Cái Mép. Chúng tôi khuyến nghị mở rộng đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành cũng như cần khẩn trương hoàn thiện công trình hạ tầng giao thông kết nối để đảm bảo tính cạnh tranh của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”

 Mục tiêu đến năm 2025

 Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đề nghị các sở, ban ngành  giải đáp cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các vấn đề mà  doanh nghiệp, nhà đầu tư nêu. Những vấn đề chưa được giải đáp, tỉnh sẽ ghi nhận và trả lời bằng văn bản cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trước ngày 15/9; những vấn đề vượt thẩm quyền, tỉnh sẽ kiến nghị Bộ, ngành, Chính phủ để tháo gỡ.

Đối với vấn đề hạ tầng giao thông mà doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm, ông Nguyễn Văn Thọ cho biết, Bà Rịa Vũng Tàu đang tập trung nỗ lực thực hiện cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, dự kiến khởi công tháng 4/2023 (53km thuộc tỉnh), dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.

 Tuyến đường kết nối 5  tỉnh, thành gồm TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu,  Bình Dương, Đồng Nai, Long An, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh dài 18 km kết nối cảng Cái Mép đến phía Đông sân bay Long Thành cũng  dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng cho biết, tuyến đường kết nối vùng tiếp theo là tuyến liên cảng, kết nối cụm cảng Cái Mép với cao  tốc Bến Lức - Long Thành, hiện tỉnh đang tập trung thủ tục đầu tư, chuẩn bị khởi công cầu Phước An, cố gắng, nỗ lực hoàn thành vào năm 2025.

Thanh Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?