Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp Nhà nước tập trung thực hiện 03 đột phá chiến lược với 03 nội dung lớn

Để phát huy tối đa khả năng, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước cần thực hiện 03 đột phá chiến lược gồm: Thể chế, hạ tầng, nhân lực. Tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước về 03 nội dung gồm: Quản trị, con người, bộ máy; về sử dụng nguồn vốn; về chuỗi cung ứng, các nguyên liệu đầu vào...

Sáng 03/03, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang đồng chủ trì sự kiện này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Cuộc gặp mặt hôm nay là dịp để lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành lắng nghe tiếng nói doanh nghiệp, đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, với tinh thần mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi người chung tay, góp sức, nỗ lực trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để góp gió thành bão, vượt qua khó khăn.

Với mục tiêu đưa doanh nghiệp Nhà nước thực sự trở thành "lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước" dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, sự kiện hôm nay cũng là dịp để tập trung đánh giá tình hình, những thành tựu, đóng góp của doanh nghiệp Nhà nước, làm rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại các doanh nghiệp nhà nước.

Để doanh nghiệp Nhà nước đi đầu, dẵn dắt…

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hội nghị nhằm bàn các công việc liên quan tới hoạt động của danh nghiệp Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu năm 2024 và các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Chúng ta chỉ còn 02 năm để thực hiện các mục tiêu của cả nhiệm kỳ này và trong năm 2024 là năm tăng tốc phát triển, chủ đề điều hành được Chính phủ xác định là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững".

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, tham gia của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế, chúng ta đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong vòng kiểm soát. Quy mô nền kinh tế tăng lên khoảng 430 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 4.300 USD. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Uy tín quốc tế của đất nước được nâng lên.

Thủ tướng phát biểu: Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng các DNNN để giao nguồn vốn, tài sản rất lớn thì các DNNN phải làm thế nào để không phụ lòng tin đó - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu: Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng các DNNN để giao nguồn vốn, tài sản rất lớn thì các DNNN phải làm thế nào để không phụ lòng tin đó. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và cảm ơn sự nỗ lực, những kết quả đạt được của các doanh nghiệp Nhà nước, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của đất nước. Các doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua đã phát huy vai trò trong khó khăn, thách thức, trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn; bảo toàn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn; bảo đảm đời sống người lao động và tham gia bảo đảm an sinh xã hội…

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế. Thủ tướng cho biết cuộc gặp của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp Nhà nước nhằm vừa tri ân, cảm ơn, vừa chia sẻ khó khăn, vượt qua thách thức, tháo gỡ vướng mắc, phát huy tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa của các doanh nghiệp Nhà nước.

Phải làm thế nào để không phụ lòng tin của Nhân dân

Ảnh có tính chất minh họa, nguồn internet.
Ảnh có tính chất minh họa, nguồn internet.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình liên quan phát triển doanh nghiệp Nhà nước, những thuận lợi và khó khăn hiện nay; phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước góp phần để kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo; các giải pháp để khai thác hiệu quả hơn nữa tài sản, nguồn vốn rất lớn đang có tại các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là giải pháp đầu tư; làm mới các động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) để doanh nghiệp Nhà nước đi đầu, dẵn dắt, định hướng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức) để phát huy tối đa khả năng của các doanh nghiệp Nhà nước; đóng góp thực hiện 03 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực); tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước về 03 nội dung lớn (về quản trị, con người, bộ máy; về sử dụng nguồn vốn; về chuỗi cung ứng, các nguyên liệu đầu vào); cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nhau phát triển chứ không triệt tiêu lẫn nhau; làm tốt hơn nữa việc tham gia làm tốt công tác an sinh xã hội (như phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc sắp tới); đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kết nối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Phân tích thêm về nội dung tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng lấy ví dụ về việc tích cực trao đổi với các đối tác liên quan của Nhật Bản và Kuwait để đi đến thống nhất các nội dung tái cấu trúc dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đầu tư hơn 9 tỷ USD nhưng đến nay vẫn lỗ lũy kế lớn.

Thủ tướng phát biểu: Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng các đồng chí để giao nguồn vốn, tài sản rất lớn thì phải làm thế nào để không phụ lòng tin đó. Những gì đã làm tốt thì làm tốt hơn nữa, những gì chưa được thì khắc phục, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phát triển doanh nghiệp Nhà nước với động lực mới, khí thế mới, cùng tiến bộ với cả nước, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh khó khăn.

Với 676 doanh nghiệp, nắm giữ số tài sản trị giá hơn 3,8 triệu tỷ đồng (tính đến đầu năm 2023), doanh nghiệp Nhà nước được xác định có vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

PV/Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu Bac A Bank phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 1
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu Bac A Bank phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.

Lưu giữ khoảnh khắc quý giá bên gia đình với gói cước MFY200 từ MobiFone
Lưu giữ khoảnh khắc quý giá bên gia đình với gói cước MFY200 từ MobiFone

Gác lại cuộc sống nhiều bộn bề lo toan, gia đình chính là nơi mọi người tìm về để được chữa lành, được yêu thương, cùng nhau tạo ra vô vàn khoảnh khắc trân quý đáng lưu giữ.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai nhận nhiệm vụ mới
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai nhận nhiệm vụ mới

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

Lào Cai có 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE
Lào Cai có 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE

Tính đến hết quý I/2024, toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia với 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE; 201 doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá với 350 dòng sản phẩm tham gia.

Vì sao lượng thép cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tiếp tục leo cao
Vì sao lượng thép cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tiếp tục leo cao

Lượng thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục leo cao, đạt mức 890.000 tấn, gấp 1,5 lần lượng sản xuất nội địa trong tháng Tư. Thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71% với giá rẻ bất thường.

Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện nhiều sai phạm
Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện nhiều sai phạm

Tính đến ngày 14/5/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện, kiểm tra đối với 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn và tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.