Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Chậm đi đôi với thiệt

“Tăng cường cạnh tranh trên thị t

“Tăng cường cạnh tranh trên thị trường toàn cầu đặt ra yêu cầu cấp thiết đầu tư vào phát triển công nghệ hiện đại. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu”.

Đó là khẳng định của bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Năng lực yếu

Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng và đa dạng hoá cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, nhưng quá trình chuyển đổi cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ “công nghệ cao”, phức tạp hơn và có hàm lượng tri thức cao hơn vẫn còn diễn ra khá chậm chạp. Việc mắc kẹt trong các hoạt động tạo ít giá trị gia tăng đã hạn chế khả năng học hỏi công nghệ và nâng cao năng lực sáng tạo.

Báo cáo chung giữa Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đánh giá khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho thấy, Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm trong bối cảnh quốc tế bớt sôi động hơn, từ đây làm tăng nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Do đó, “Việt Nam sẽ phải dựa nhiều hơn vào việc tăng năng suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo. Muốn vậy, Việt Nam cần cải thiện đáng kể năng lực đổi mới sáng tạo trong nước” - ông Andrew Wyckoff, Giám đốc Khoa học, kỹ thuật và đổi mới sáng tạo của OECD nhìn nhận.

Trên thực tế, năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hiện còn yếu và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chỉ là hoạt động mang tính thêm thắt trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.

Trong khi đó, mức độ canh tranh ngày càng tăng trên thế giới đòi hỏi phải sớm đầu tư vào việc phát triển năng lực công nghệ tiên tiến, kể cả hoạt động R&D.Việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trở nên cấp thiết để doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Để đáp ứng đòi hỏi sắp tới, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tăng cường, hợp lý hoá và điều chỉnh hệ thống đổi mới sáng tạo theo hướng tập trung hơn vào các doanh nghiệp.

Động lực nào?

Báo cáo cũng chỉ rõ, cần đặt các doanh nghiệp theo đuổi việc đổi mới sáng tạo và ứng dụng kết quả R&D của các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu nhà nước vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi R&D. Có rất ít doanh nghiệp thực hiện R&D, mức độ đổi mới sáng tạo còn thấp và sự kết nối với hoạt động nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu công lập còn yếu. Bởi vậy, cần ưu tiên tăng cường năng lực sáng tạo nội bộ trong các loại hình doanh nghiệp - từ năng lực thiết kế, tới chế tạo, marketing, công nghệ thông tin và R&D.

Đáng chú ý, đổi mới sáng tạo đòi hỏi phải có điều kiện về khuôn khổ pháp lý thuận lợi và ổn định. Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ, nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện hơn nữa, bao gồm việc đổi mới khuôn khổ pháp lý và doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích cạnh tranh và tạo điều kiện tiếp cận tài chính... Việc thay đổi quy định quá thường xuyên sẽ tạo thêm nhiều thủ tục quan liêu - báo cáo phân tích.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ việc tăng tài trợ cho các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện R&D và đổi mới sáng tạo, nếu chương trình đó được thiết kế và thực hiện theo đúng chuẩn thông lệ tốt. Cần đánh giá một cách toàn diện (bao gồm các công cụ hỗ trợ trực tiếp và ưu đãi thuế) và tiến hành đánh giá liên tục để cung cấp thông tin cho quá trình hợp lý hoá và định hướng lại với các hoạt động hỗ trợ.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần thực hiện thêm các biện pháp bổ sung nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có hàm lượng tri thức cao và tạo điều kiện phát huy tác động lan toả từ doanh nghiệp nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước. Nên thực hiện một chương trình thí điểm đối tác công tư về R&D và đổi mới sáng tạo nhằm tập trung và tận dụng nguồn lực và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu nhà nước và doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài.

Đặc biệt, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đề ra định hướng ưu tiên phát triển kinh tế và xã hội trong dài hạn, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo, đảm bảo cho các tổ chức nhà nước vận hành tốt và các bộ phận trong hệ thống đổi mới sáng tạo gắn kết với nhau và tạo ra một chỉnh thể thống nhất. Mặc dù vậy, hiện nay, công tác quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn một số bất cập do thiếu các cam kết, sự phối hợp và thực hiện chính sách của Chính phủ một cách hiệu quả.


Hà Thu – Vũ Tân

Tin mới

Tỷ giá là một vấn đề lớn của nền kinh tế nếu không quản lý hiệu quả, sẽ tác động tới lạm phát
Tỷ giá là một vấn đề lớn của nền kinh tế nếu không quản lý hiệu quả, sẽ tác động tới lạm phát

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, năm 2023, VNĐ mất giá khoảng 2,6%. Nếu so với các nước trong khu vực, việc giữ được mức này là rất nỗ lực.

Bộ Giao thông - Vận tải công bố danh sách các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam
Bộ Giao thông - Vận tải công bố danh sách các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa thông tin một số vị trí trạm dừng nghỉ/trạm dừng nghỉ tạm trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có thể phục vụ người tham gia giao thông ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024.

Bắc Ninh dự kiến tổ chức 27 điểm thi chính thức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bắc Ninh dự kiến tổ chức 27 điểm thi chính thức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tỉnh Bắc Ninh tổ chức một Hội đồng thi do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì để tổ chức các khâu của Kỳ thi. Toàn tỉnh dự kiến tổ chức 27 điểm thi chính thức với 750 phòng thi; 08 điểm thi dự phòng với 75 phòng thi; 75 phòng chờ. Số lượng cán bộ coi thi, giám sát khoảng 2.000 người.

Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh
Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa.

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024
Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu” sẽ được tổ chức vào tối 27/4. Cùng với các cấp, các ngành, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án, triển khai các phần việc liên quan, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ lễ khai mạc cũng như nhu cầu của Nhân dân và các sự kiện đầy sôi động tại thành phố biển Sầm Sơn trong suốt mùa cao điểm du lịch hè năm 2024.

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”
Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 25/4 tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.