Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dông lốc ở các tỉnh miền Bắc khiến 3 người tử vong

Mưa đá và dông lốc đã làm sáu người thương vong, trong đó có 3 người chết tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La và Yên Bái.

Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, tính đến 17h30 chiều 23/4, mưa đá và dông lốc đã làm sáu người thương vong.

Cụ thể, đã có 3 người chết tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La và Yên Bái do bị sét đánh, cây đổ vào người, đá lăn vào nhà; ba người bị thương tại tỉnh Lào Cai và Điện Biên.

Mưa đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tỉnh miền núi phía BắcMưa đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tỉnh miền núi phía Bắc
Mưa đá và dông lốc cũng làm 1.647 nhà bị tốc mái, tập trung chủ yếu ở Hà Giang với 915 nhà, Yên Bái 517 nhà, Tuyên Quang 74 nhà. Hàng trăm ha lúa và hoa màu bị đổ, dập nát; hàng chục công trình phụ, hội trường, nhà văn hóa bị hư hại. Ước tính thiệt hại: 3,4 tỷ đồng.

Cũng trong rạng sáng ngày 23/4/2020, trên địa bàn 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn, Nghệ An xảy ra giông lốc kèm theo mưa đá kèm lốc xoáy, khiến khoảng 175 ngôi nhà hư hỏng, tốc mái, nhiều hoa màu, cây cối bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Liên quan tới tình hình dông lốc lớn tại các tỉnh miền Bắc, theo nguồn tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay trên khu vực tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai đang có mưa vừa đến mưa to. Lượng mưa đo được trong 3 giờ qua (từ 18 giờ đến 20 giờ ngày 23/4): trạm Mường Bang 1: 50mm, trạm Sập Xa: 49mm, trạm Chiềng Bôm: 38mm (Sơn La); Bản Lang: 21mm (Lai Châu); Ta Ma: 19mm (Điện Biên); Thủy điện Mường Hum: 26mm (Lào Cai).

Dự báo mưa trong 6 giờ tới: khu vực Tây Bắc, Việt Bắc tiếp tục có mưa với tổng lượng mưa dự báo đạt 60-80mm. Do vậy, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở và ngập úng cục bộ tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.