Theo đó, tỉnh Đồng Nai thống nhất xây dựng thêm 03 cầu để kết nối với TP. Hồ Chí Minh. 

Ba cầu vượt sông kết nối 02 địa phương gồm cầu kết nối TP. Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành (tạm gọi là cầu số 1); cầu kết nối khu vực phía nam TP. Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch (tạm gọi cầu số 2) và cầu thay thế phà Cát Lái (cầu Cát Lái).

tỉnh Đồng Nai thống nhất xây dựng thêm 3 cầu để kết nối với TP. Hồ Chí Minh.
Tỉnh Đồng Nai thống nhất xây dựng thêm 3 cầu để kết nối với TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: PLO)

Cầu Cát Lái được xây dựng trước năm 2025, cầu số 1 và số 2 được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.

Đối với cầu số 1, Đồng Nai thống nhất bổ sung vào quy hoạch hai địa phương vị trí cầu kết nối tại thành phố Thủ Đức và xã Tam An. Đồng thời, đề nghị TP. Hồ Chí Minh cập nhật vị trí kết nối vào tuyến đường ĐT.777B đã được UBND Đồng Nai cập nhật trong quy hoạch sử dụng đất huyện Long Thành.

Với cầu số 2, Đồng Nai thống nhất bổ sung vào quy hoạch hai địa phương tuyến cầu kết nối khu vực phía Nam TP. Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch.

Tỉnh Đồng Nai kiến nghị TP. Hồ Chí Minh cập nhật quy mô tuyến cầu và đường dẫn phía bờ TP. Hồ Chí Minh đạt quy mô 8 làn xe đồng nhất quy mô tuyến ĐT.769D đã được Đồng Nai quy hoạch và đầu tư. Từ đó, hình thành tuyến kết nối với sân bay Long Thành đến Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

Riêng cầu Cát Lái đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất bổ sung vào quy hoạch giao thông của TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai đã cập nhật trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng phê duyệt.

Cầu Cát Lái có quy mô 6 làn xe, giai đoạn đầu tư trước năm 2025. Tỉnh Đồng Nai đề nghị TP. Hồ Chí Minh cập nhật vị trí cầu thay phà Cát Lái theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch.

Phong Vân (t/h)