Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở khoa học Công nghệ và hội nông dân tham gia điều hành hội thảo
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở khoa học Công nghệ và hội nông dân tham gia điều hành hội thảo

Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 4406/QĐ- UBND ngày 10/12/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”. 

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 257,5 ngàn máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm sản. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu chế biến thức ăn gia súc, vệ sinh chuồng trại đạt gần 100%; có 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín.

Khách thăm quan thiết bị máy bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp tại hội thảo.
Khách thăm quan thiết bị máy bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp tại hội thảo.

Nhiều chương trình hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được triển khai hiệu quả như: Chương trình phát triển kinh tế trang trại đã thực hiện hỗ trợ 98 mô hình với kinh phí hỗ trợ 2,85 tỷ đồng. Chương trình xây dựng và phát triển hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, hỗ trợ mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản nông sản cho 43 HTX nông nghiệp với kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Chương trình khuyến công đã hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị áp dụng trong sản xuất cho 10 cơ sở công nghiệp nông thôn với kinh phí 2,75 tỷ đồng. Thông qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân, trang trại đã có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất; phát triển dịch vụ cơ giới nông nghiệp…

Phát biểu tại Hội thảo, ông Võ Văn Phi - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá cao sự cố gắng của các sở, ban nghành, đơn vị, chính quyền địa phương và hội nông dân tỉnh chủ động ứng dụng cơ giới hóa và tự động hóa vào sản xuất trong nông nghiệp, chăn nuôi, lâm thủy hải sản…, góp phần nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất.

Tại hội thảo một số công ty công nghệ cao đã giới thiệu các giải pháp: ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam chia sẻ hiệu quả của việc triển khai đồng bộ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp; Công ty Cổ Phần Công Nghệ VTS giới thiệu các giải pháp nâng cao giá trị nông sản sau thu hoạch.

Điển hình như Công ty CP Thiết bị bay AGRIDRONE Việt Nam, đã giới thiệu Công nghệ máy bay không người lái trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật, giải phân bón giúp bà con nông dân phòng trừ hiệu quả các đối tượng dịch hại, giảm được chi phí công lao động, tăng năng xuất cây trồng, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững .

Các sản phẩm của công ty AGRIDRONE được nhập khẩu chính hãng, sản phẩm đa dạng phong phú,phù hợp với nhu cầu lựa chọn của người nông dân, các sản phẩm của công ty đã có mặt ở rất nhiều ở khắp các tỉnh thành trong nước, chế độ bảo hành sản phẩm tận tâm, nhanh tróng. Agridone  Việt Nam cung cấp mọi giải pháp hoàn chỉnh, giải quyết hàng loạt mối quan tâm và lo lắng của người sử dụng máy bay phun thuốc về đào tạo, sản phẩm, việc làm và dịch vụ hậu mãi, tất cả đều không thể thiếu.

Máy bay không người lái phun thuốc BVTV trên diện tích trồng chuối tại Đồng Nai.
Máy bay không người lái phun thuốc BVTV trên diện tích trồng chuối tại Đồng Nai.

Máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là một công cụ đắc lực cho người nông dân trong thời đại nông nghiệp thông minh hiện nay, sử dụng máy bay phun thuốc, giúp hiệu quả công việc tăng cao, giải quyết tốt khó khăn về nhân công, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Việc sử dụng điều khiển từ xa không cần xuống ruộng hay trèo đồi cao, phun thuốc chính xác, tránh được dư thừa lượng thuốc gây ô nhiễm đến môi trường, an toàn và đỡ tốn sức cho người nông dân. sử dụng máy bay phun thuốc phun nhanh, phủ đều bề mặt giúp thuốc BVTV thấm nhanh, nhờ vậy phòng trừ các đối tượng dịch hại dứt điểm và hiệu quả, nhất là đối với các dịch hại biết bay, bảo vệ được mùa màng, gia tăng năng xuất và chất lượng nông sản góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ hiệu quả của mô hình,nhằm mục đích nhân rộng mô hình ra sản xuất đại trà, để nhiều người cùng áp dụng. Đây là mô hình ứng dụng công nghệ cao trong canh tác sản xuất nông nghiệp có lợi ích và hiệu quả cao cần được nhân rộng và phát triển.

Tuy nhiên, tại hội thảo nhiều ý kiến nêu lên các hạn chế cần phải khắc phục, do cơ giới hóa chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế  hiện nay. Ông Võ Văn Phi đề nghị các sở ban nghành triển khai đồng bộ các hoạt động thu hút các nhà khoa học, doanh nghiệp, HTX và Hội nông dân tích cực nghiên cứu khoa học, áp dụng máy móc và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. phát triển các tổ hợp dịch vụ cơ giới đến từng xã, quan tâm đầu tư đến cơ giới hóa trong công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu các ngân hàng tạo điều kiện và hỗ trợ tiếp xúc nguồn vốn nhanh nhất trong vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Đình Khuê