Theo đó, Thực hiện 09 mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các đối tượng cây trồng, thủy sản chủ lực và tiềm năng của tỉnh.

Cụ thể, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% (khoảng 1.294 ha) tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: Lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, hoa kiểng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ đạt 75 ha trên các loài thuỷ sản chủ lực của tỉnh, có giá trị kinh tế như: Tôm càng xanh, cá sặc rằn, ếch. Nâng cao hiệu quả sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ cao gấp 1,3 - 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ...

Cũng theo Kế hoạch, có 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được thực hiện. Trong đó, quy hoạch xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung sẽ căn cứ quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp và lợi thế về điều kiện sinh thái, sản phẩm có thế mạnh và thị trường tiêu thụ, nhằm xác định các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực. Xây dựng hệ thống phân phối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất hữu cơ tập trung. Ưu tiên kết hợp với du lịch, nông nghiệp sinh thái.

Đồng thời, trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ sẽ quản lý đầu vào của sản xuất hữu cơ và quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ; đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ; xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt và thuỷ sản; thông tin tuyên truyền; bảo quản, chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Thuận Yến - Thùy Linh