Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự kiến các tuyến buýt tại Hà Nội vận hành trở lại với 20-30% công suất

Bắt đầu từ lúc nới lỏng giãn cách xã hội, tất cả tuyến buýt Hà Nội vận hành trở lại với 20-30% công suất.

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và chính thức tổ chức vận hành lại các tuyến xe buýt của Tổng Công ty từ ngày 23.4.

Theo chỉ đạo tại Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội thì thời gian này vẫn thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19

Trong đó, tiếp tục khuyến cáo và đề nghị người dẫn hiểu và chia sẻ, chưa nên sử dụng phương tiện công cộng nếu chưa thực sự cần thiết. Do đó, Tổng Công ty đã lên phương án vận chuyển ngày đầu tiên với mức 20 - 30% công suất phục vụ, sau đó theo tình hình thực tế và chỉ đạo của thành phố sẽ nâng dần tần suất.

Dự kiến các tuyến buýt tại Hà Nội vận hành trở lại với 20-30% công suấtDự kiến các tuyến buýt tại Hà Nội vận hành trở lại với 20-30% công suất

Việc tổ chức vận hành lại các tuyến buýt của Tổng Công ty sẽ đảm bảo yêu cầu trên xe không chở quá 20 người và không vượt quá 50% sức chứa.

Tổng Công ty đã yêu cầu Giám đốc các đơn vị hoạt động xe buýt thực hiện việc sơ đồ hóa vị trí ghế ngồi trên xe để đảm bảo giãn cách an toàn, không vượt quá số lượng hành khách theo đúng yêu cầu.

Đồng thời, giao nhiệm vụ cho đội ngũ nhân viên phục vụ trên xe thực hiện việc sắp xếp khách theo phương án và kiểm soát việc khách lên xuống đáp ứng yêu cầu này.

Ngoài ra, các yêu cầu bắt buộc khác về phòng dịch vẫn được Tổng Công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc như: trang bị khẩu trang, dung dịch rửa tay, sát khuẩn, công tác khử khuẩn xe buýt... để đảm bảo an toàn cho chính lực lượng lái xe, nhân viên phục vụ cũng như cho cả hành khách đi xe buýt.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại cần thiết của người dân trong thời gian này, Tổng Công ty mong nhận được sự chia sẻ và hỗ trợ từ phía hành khách trong việc đảm bảo tốt các yêu cầu về phòng dịch COVID-19, chung tay cùng cả cộng đồng và xã hội đẩy lùi dịch bệnh.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.