Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự kiến điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó dự kiến điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan và thực tiễn.

Việc điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nhằm tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế hướng đến bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân; bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của quy định pháp luật về bảo hiểm y tế với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các lĩnh vực liên quan khác.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế đã được quy định tại Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế để phù hợp với thực tiễn thực hiện Luật thời gian qua.

Trong đó sửa đổi để làm rõ hơn nội hàm của các đối tượng như: học viên công an nhân dân tại điểm a, khoản 3, bao gồm học viên người Việt Nam và người nước ngoài, con của liệt sỹ tại điểm i khoản 3 bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, tách đối tượng cựu sỹ quan công an nhân dân nghỉ hưu trong nhóm đối tượng hưu trí tại điểm a, khoản 2, thành 01 nhóm đối tượng riêng để điều chỉnh mức hưởng cho đồng bộ với mức hưởng của đối tượng cựu chiến binh. 

Sửa đổi, bổ sung khoản 5 về nhóm tự đóng bảo hiểm y tế, trong đó bổ sung người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình.

Pháp điển hóa, cập nhật các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế đã được quy định tại các Nghị định của Chính phủ vào nhóm đối tượng tại khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế. Đây là các nhóm đối tượng đã được quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đã thực hiện ổn định trong thời gian qua như: Người dân các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu dân cư về cư trú.

Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12 về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang trình Quốc hội ban hành, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương; Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. 

Đồng thời bổ sung người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam; Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại điểm c, d khoản 1, Điều 12.

Lý do lựa chọn giải pháp

Theo Bộ Y tế, việc lựa chọn giải pháp nêu trên, về kinh tế, tác động tích cực là việc quy định bổ sung người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh;

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể giúp duy trì và tăng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ đó tăng nguồn thu cho Quỹ bảo hiểm y tế, tăng nguồn kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 

Năm 2023 có khoảng 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh, nếu chỉ riêng đối tượng này tham gia bảo hiểm y tế thì quỹ bảo hiểm y tế có thể tăng thêm khoảng 1.944 tỷ đồng mỗi năm. Riêng trong quý I/2023 tại Bình Dương có hơn 36.300 lao động nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động, khi quy định đối tượng này tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế sẽ giúp duy trì ổn định đối tượng và nguồn thu của Quỹ bảo hiểm y tế.

Người tham gia bảo hiểm y tế có lợi khi được bảo đảm về tài chính và được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong trường hợp ốm đau, bệnh tật. Đối với Nhà nước, phương án này ít tác động.

Cũng theo Bộ Y tế, giải pháp trên không có tác động tiêu cực đến Nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế… Việc điều chỉnh bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ tăng áp lực tài chính cho họ. Tuy nhiên, so với lợi ích được bảo đảm chi trả chi phí khi ốm đau thì số tiền tham gia bảo hiểm y tế nhỏ hơn rất nhiều.

Về xã hội, bảo đảm chính sách an sinh xã hội, duy trì và từng bước tăng mức bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân.

Về sức khỏe, tăng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của một số đối tượng có thể dẫn đến cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng sức lao động và với chất lượng sức khỏe được nâng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều thu nhập cho bản thân và xã hội.

Về việc làm, tăng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả sẽ góp phần làm tăng cung ứng dịch vụ y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đó tăng việc làm, nguồn thu nhập, chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế. Các lĩnh vực liên quan có thể tăng việc làm do tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa đi theo nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.

Về giảm nghèo, việc ban hành chính sách cũng có tác động đến giảm nghèo thông qua hạn chế chi từ tiền túi của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tăng thêm do tăng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế và được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó, việc tăng sức khỏe và cơ hội việc làm cũng sẽ giúp người dân tạo thêm nhiều thu nhập cho bản thân và xã hội.

Giải pháp có tác động tích cực đối với hệ thống pháp luật, bảo đảm được tính thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội; hoàn thiện hơn và khắc phục được khoảng trống và những hạn chế của pháp luật hiện hành và chỉ phát sinh chi phí ban hành văn bản hướng dẫn.

Việc cập nhật các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế đang được quy định tại các Nghị định của Chính phủ vào dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính pháp lý cao hơn về việc tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng này.

Giải pháp được lựa chọn có tác động duy trì và tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế. 

TheoChinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

"Sài Gòn" trong chiến tranh từ góc nhìn của một người Mỹ
"Sài Gòn" trong chiến tranh từ góc nhìn của một người Mỹ

Cuốn sách "Sài Gòn" là những hồi ức sống động và dữ dội của cậu bé Michael, chính là tác giả của cuốn sách về Sài Gòn, Việt Nam trong những năm 1963-1965.

TikTok Shop "xâm lấn" vị thế của Lazada, Shopee như thế nào?
TikTok Shop "xâm lấn" vị thế của Lazada, Shopee như thế nào?

Trong quý I/2024, TikTok Shop là nền tảng duy nhất ghi nhận sự tăng trưởng trong khối lượng giao dịch hàng hóa, thậm chí mở rộng thêm 6,3% thị phần so với trước đó.

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.