Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

EVNNPC - 50 năm đưa dòng điện vươn xa…

50 năm trôi qua, bằng tình yêu quê hương, đất nước, bằng quyết tâm cao, bằng bản lĩnh và sự sáng tạo của nhiều thế hệ - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã không ngừng đưa dòng điện lưới quốc gia lên núi, xuống biển, đánh thức tiềm năng phát triển của những vùng miền hoang sơ…

Đưa dòng điện đánh thức tiềm năng phát triển của những vùng miền hoang sơ…Đưa dòng điện đánh thức tiềm năng phát triển của những vùng miền hoang sơ…

Những ngọn núi trùng điệp vươn đến trời, những huyện đảo xa xôi tứ bề sóng vỗ đã từng lặng lẽ sống vòng đời tự nhiên. Cho đến một ngày, dòng điện lưới quốc gia đã được kéo đến núi, nối ra biển, đánh thức tiềm năng phát triển của những vùng miền hoang sơ.

Để hiện thực hóa được chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đưa điện về nông thôn giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội đồng đều, bền vững giữa các vùng miền cả nước, đòi hỏi không chỉ quyết tâm cao mà còn cần đến bản lĩnh và sáng tạo của những thế hệ gắn bó với Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC.

Câu chuyện “lá cờ đầu”

Điện khí hóa nông thôn luôn là vấn đề đầy thách thức đối với các tổng công ty phân phối điện. Đưa điện đến những vùng mà phụ tải không tập trung, sản lượng điện tiêu thụ thấp, suất đầu tư xây dựng lưới điện cao… đồng nghĩa với việc kinh doanh không thể hiệu quả. Nhưng đối với EVNNPC, những thách thức ấy còn tăng lên gấp bội bởi tính đặc thù trong phạm vi quản lý.

EVNNPC quản lý và phục vụ bán điện trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố phía Bắc thì đã có tới 15 tỉnh là trung du và miền núi. Ai cũng biết rằng, các tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình hiểm trở nhất Việt Nam với những dãy núi cao và nhiều thung lũng sâu, hẻm vực - chẳng khác gì đánh đố việc thi công và quản lý vận hành lưới điện. Thế nhưng, EVNNPC đã giành được “lá cờ đầu” trong việc thực thi Chương trình Điện khí hóa nông thôn của cả Tập đoàn.

Tất cả bắt đầu từ nhận thức, cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đã được giao phó.  Nhưng bằng cách nào?

Giai đoạn 2008-2014 là giai đoạn khó khăn chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về nguồn vốn đầu tư. Muốn hóa giải được trở ngại lớn này, EVNNPC đã từng bước vận dụng các chính sách của Nhà nước, tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành và địa phương nhằm huy động vốn trong nước, đồng thời, hợp tác với các tổ chức quốc tế tranh thủ nguồn vốn ưu đãi để có kinh phí đầu tư cho điện nông thôn. Kết quả, toàn EVNNPC đã hoàn thành tiếp nhận lưới điện hạ thế của 3.952 xã, đầu tư cải tạo tối thiểu để bán điện trực tiếp đến các hộ dân nông thôn.

Năm 2015, tiếp nhận được 125 xã và 211 cụm; đưa điện lưới quốc gia về 24 xã (trong đó có 5 xã đảo), đóng điện cho 8.901 hộ dân nông thôn chưa có điện lưới quốc gia. Đưa số huyện có điện lưới quốc gia đạt 100%. Đạt mốc quan trọng đầu tiên trong thực hiện Chương trình điện khí hóa nông thôn.

Năm 2016, EVNNPC tiếp nhận lưới điện hạ thế của 30 xã và cụm, đưa tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đạt 100%;  đã có 3.553/5.050 xã đạt tiêu chí về điện nông thôn trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (tiêu chí số 4), chiếm tỷ lệ 70,35%.

Năm 2017, EVNNPC đã tiếp nhận lưới điện 133 xã, cụm và đã có 3.615 xã đạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Năm 2018, EVNNPC đã tiếp nhận lưới điện hạ thế của 17 xã, cụm với 18.892 hộ dân, nâng số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,5%. Hầu hết các xã biên giới đã được cấp điện, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện mục tiêu định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh khu vực biên giới - hải đảo.

 Dòng điện vươn xa… là sự “thay da đổi thịt” của biết bao miền quê khu vực phía BắcDòng điện vươn xa… là sự “thay da đổi thịt” của biết bao miền quê khu vực phía Bắc

Đằng sau những con số thống kê tưởng như khô khan này là sự “thay da đổi thịt” của biết bao miền quê khu vực phía Bắc. Dòng điện đã tạo nên những kết quả đáng khích lệ, không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn phát triển bền vững cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Có thể thấy rất rõ hiệu quả của việc đưa điện về nông thôn qua sự thay đổi sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân.

Từ việc giúp người dân thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi quy mô và tập quán canh tác, chăn nuôi, tăng năng suất trồng trọt; chế biến nông lâm sản, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Điện cũng giúp cho các làng nghề truyền thống sử dụng công cụ máy móc thay thế sức người, phát huy sản phẩm cổ truyền và mở rộng ngành nghề mới. Các phương tiện nghe nhìn được sử dụng ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình nông dân, đã cải thiện đời sống văn hóa, nâng cao dân trí, đem lại những lợi ích cơ bản và lâu dài cho các địa phương, làm cơ sở xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một điều quan trọng nữa, những nỗ lực trong điện khí hóa nông thôn của EVNNPC đã góp phần quan trọng vào chương trình chung của cả Tập đoàn, giúp đưa tỷ lệ số xã, hộ nông thôn có điện ở Việt Nam ở mức cao hơn các nước trong khu vực như Indonesia, Philippin, Bangladesh, Xrilanca, Ấn Độ...

Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố phía Bắc do EVNNPC quản lý, bán điện, số huyện có điện 247/247 huyện, đạt tỷ lệ 100%; 5.032/5.032 xã có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 100% và 7.773.928/7.898.983 hộ dân nông thôn có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 98.54%. Với kết quả trên, EVNNPC là đơn vị dẫn đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam về công tác phát triển lưới điện và khách hàng ở khu vực nông thôn.

Góp phần giữ vững biển đảo

Đưa điện lên núi cao đã khó khăn, đưa điện ra huyện đảo còn thách thức hơn nữa. Mặc dù còn nhiều khó khăn về vốn, điều kiện hạ tầng cơ sở, nhưng EVNNPC luôn nâng cao trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt việc đưa điện lưới quốc gia ra đảo, góp phần giữ vững an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc.

Năm 2013, thực hiện thành công dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô (Hải Phòng) - trở thành dấu mốc của công trình đầu tiên kết nối lưới điện từ đất liền đến với huyện đảo xa xôi.

Trong điều kiện khó khăn về địa hình, thời tiết, công trình đã hoàn thành với thời gian kỷ lục, chỉ 345 ngày đêm lao động với tinh thần “thần tốc, táo bạo, sáng tạo”, EVNNPC đã hoàn thành vượt tiến độ, đảm bảo an toàn và chất lượng, tuân thủ đúng thiết kế kỹ thuật được phê duyệt và đã đóng điện thành công.

“Lính áo cam” trên đảo Cô Tô - góp phần giữ vững biển đảo“Lính áo cam” trên đảo Cô Tô - góp phần giữ vững biển đảo

Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô vượt hơn 55km đường biển với phương án thi công kéo tuyến cáp 22kV ngầm dưới biển và rải dây đường dây 110kV trên không bằng khinh khí cầu. Thành công của Dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô là kinh nghiệm thực tế để tiến hành triển khai các dự án tiếp theo, như đưa điện lưới quốc gia ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và các dự án khác.

Cũng từ thành công đưa điện ra huyện đảo Cô Tô, năm 2014, EVNNPC tiếp tục thực hiện Dự án đưa điện lưới quốc gia ra 5 xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) gồm: Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi. Sau 8 tháng nỗ lực thi công, công trình đã hoàn thành và đóng điện thành công vào đầu tháng 12, giúp gần 2.500 hộ dân lần đầu tiên có điện đón Tết.

Việc đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô và 5 xã đảo không chỉ nhằm mục đích tạo cơ sở, động lực cho huyện đảo còn nhiều khó khăn này có sự bứt phá mạnh trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống dân sinh mà còn phục vụ cho mục tiêu đảm bảo, củng cố an ninh - quốc phòng cho vùng biển, đảo có ý nghĩa chiến lược ở Đông Bắc Tổ quốc.

Bây giờ, lưới điện nông thôn ở các tỉnh phía Bắc đã được củng cố và đảm bảo vận hành an toàn, chất lượng; giá điện bán lẻ tới các hộ sử dụng đã được áp dụng theo biểu giá chung trong cả nước; dịch vụ khách hàng khu vực nông thôn cũng được quan tâm đầu tư như các khu vực thành thị. Điều đó cho thấy, việc quản lý điện nông thôn ở EVNNPC đã có những bước chuyển biến cơ bản, thực sự góp phần xây dựng nông thôn mới giàu mạnh, văn minh và hiện đại.

Một số dự án trọng điểm trong chương trình điện khí hóa nông thôn

- Dự án đưa điện ra đảo Cô Tô: Tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng, hoàn thành tháng 10/2013, cấp điện cho 1.483 hộ dân.

- Dự án đưa điện ra 5 xã đảo của huyện Vân Đồn: Tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng, đóng điện tháng 12/2014, cấp điện cho gần 2.500 hộ dân.

- Dự án cấp điện cho các thôn, bản tỉnh Sơn La, có tổng mức đầu tư hơn 557 tỷ đồng, cấp điện cho 30.157 hộ dân.

- Dự án cấp điện cho các thôn, bản tỉnh Bắc Kạn, có tổng mức đầu tư hơn 308 tỷ đồng, cấp điện cho 5.995 hộ dân.

- Dự án cấp điện cho các thôn, bản tỉnh Lai Châu, có tổng mức đầu tư hơn 415 tỷ đồng, cấp điện cho trên 8.504 hộ dân.

- Dự án cấp điện cho các thôn, bản tỉnh Nghệ An, có tổng mức đầu tư 780 tỷ đồng, cấp điện cho gần 20 nghìn hộ dân thuộc 8 huyện miền núi chưa có điện lưới quốc gia.

- Dự án mở rộng và cải tạo lưới điện tỉnh Điện Biên, có tổng mức đầu tư 948,3 tỷ đồng, cấp điện cho 14.487 hộ dân của 48 xã thuộc 8 huyện, thị của tỉnh Điện Biên. Mường Tè là huyện cuối cùng trên đất liền được cung cấp điện lưới quốc gia từ dự án.

Hải Anh

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên gia tiết lộ "lợi ích không ngờ" của việc ăn cá, ai cũng cần phải biết!
Chuyên gia tiết lộ "lợi ích không ngờ" của việc ăn cá, ai cũng cần phải biết!

Theo các chuyên gia Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi người nên ăn cá 2 lần 1 tuần để giảm 36% nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống
Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Do yếu tố thời vụ, nhu cầu mua gà, vịt giống tăng cao, thời gian gần đây, QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá từ ngày 1/6
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá từ ngày 1/6

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định rõ nguyên tắc, dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Lạng Sơn: Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”
Lạng Sơn: Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”

Sáng 26/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã tổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Cách dùng nồi cơm điện - giúp tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện
Cách dùng nồi cơm điện - giúp tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện

Nồi cơm điện - là thiết bị được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng nồi cơm điện như thế nào để tiết kiệm điện, thì không phải ai cũng biết...

Tai nạn liên hoàn trên Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận gây ùn tắc khoảng 10 km
Tai nạn liên hoàn trên Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận gây ùn tắc khoảng 10 km

Ba xe tải chạy cùng chiều tông liên hoàn trên cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận (Tiền Giang) khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng.