Theo đó, cổ đông sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu tỉ lệ 20% và ngày đăng ký cuối cùng là 20/02. Dự kiến số lượng cổ phiếu phát hành là 245,88 triệu cổ phiếu với tổng giá trị 2.458 tỷ đồng.
Nguồn vốn phát hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ các năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021.
Đây là lần đầu tiên Eximbank chia cổ tức kể từ năm 2014 đến nay. Lần chia cổ tức gần đây nhất là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.
Sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu chia cổ tức, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm gần 2.459 tỷ đồng, lên mức 14.814 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Eximbank thực hiện tăng vốn điều lệ sau hơn một thập kỷ. Vốn điều lệ của ngân hàng này đã đứng yên ở mức 12.355 tỷ đồng từ năm 2012 đến nay.
Sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu chia cổ tức, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm gần 2.459 tỷ đồng, lên mức 14.814 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Eximbank thực hiện tăng vốn điều lệ sau hơn một thập kỷ. Vốn điều lệ của nhà băng này đã đứng yên ở mức 12.355 tỷ đồng từ năm 2012 đến nay.
Năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Eximbank lên tới 3.709 tỷ đồng, tăng mạnh từ mức 1.205 tỷ đồng (tăng 208%).
Nguyên nhân giúp Eximbank báo lãi đột biến trong năm nay là nhờ giảm chi phí dự phòng so với cùng kỳ, do những năm trước ngân hàng đã trích lập cao, và chất lượng tài sản có xu hướng chuyển biến tốt hơn. Cụ thể, chi phí dự phòng rủi ro của Eximbank trong năm 2022 chỉ ở mức 103 tỷ đồng, giảm tới 90% so với cùng kỳ.
Hội đồng quản trị Eximbank cũng đã chấp thuận đề xuất của ban điều hành ngân hàng về kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.000 tỷ đồng.
Phương Thảo (t/h)