Trong đó có 258 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,5 tỷ USD, tăng 14,2% về số dự án và tăng 454,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, 77 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 334 triệu USD, giảm 1,9%; 884 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 534,8 triệu USD, giảm 29,8%.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần có 135 lượt làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 0,19 tỷ USD và 749 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 0,34 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng Một ước tính đạt 1,6 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 1/2020, ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa được cấp phép mới đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 353,3 triệu USD, chiếm 7,9%; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 56,2 triệu USD, chiếm 1,3%; các ngành còn lại đạt 51,4 triệu USD, chiếm 1,1%.

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư nước ngoài vào ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 657,4 triệu USD, chiếm 13,7% tổng vốn đăng ký.

Ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 58,3 triệu USD, chiếm 1,2%; riêng ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa không có vốn đăng ký bổ sung trong tháng 1 nên tổng vốn đăng ký đạt 4 tỷ USD, chiếm 83,4%; các ngành còn lại đạt 79,1 triệu USD, chiếm 1,7%.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 199 triệu USD, chiếm 37,2% tổng giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ đạt 106,5 triệu USD, chiếm 19,9%; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 59,8 triệu USD, chiếm 11,2%; các ngành còn lại đạt 169,5 triệu USD, chiếm 31,7%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1 năm nay có 7 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 3,8 triệu USD; có 1 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 135,7 nghìn USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) trong tháng Một đạt 4 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 2.850 nghìn USD, chiếm 71,8% tổng vốn đầu tư; xây dựng đạt 150 nghìn USD, chiếm 3,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 146,6 nghìn USD, chiếm 3,7%; thông tin và truyền thông đạt 135,7 nghìn USD, chiếm 3,4%; dịch vụ khác đạt 688 nghìn USD, chiếm 17,3%.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển vốn đầu tư tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-2015, vốn FDI chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư xã hội. Giai đoạn 2016 – 2018 dòng vốn này tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2017 tăng 12,1% so với năm 2016 và bằng 33,3% GDP, trong đó vốn của khu vực nhà nước chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; vốn ngoài khu vực nhà nước chiếm 40,5% và tăng 16,8%; vốn đầu tư của khu vực FDI chiếm 23,8%, tăng 12,8%.

PV