Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhớ về cuộc gặp với cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: Lần đầu và cũng lần cuối

Nhân dịp 21 năm, ngày mất của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn (01/04/ 2001- 01/04/ 2022) xin viết về cuộc gặp lần đầu cũng là lần cuối với nhạc sĩ. Lòng nhân ái và sự bao dung là cốt cách nghệ sĩ hằng có ở Trịnh Công Sơn; như là một giải pháp cứu vãn, để đối diện với chiến tranh, thù hận và sự hữu hạn của phận người.

Tác giả và nhạc sĩ Trịnh công Sơn tại nhà riêng (Ảnh: Huỳnh Trí Dũng Báo pháp luật TP HCM)
Tác giả và nhạc sĩ Trịnh công Sơn tại nhà riêng (Ảnh: Huỳnh Trí Dũng Báo pháp luật TP HCM).

Cuộc phỏng vấn tình cờ và duyên cơ

Năm 2000, lúc đó tôi công tác tại báo Nhà báo & Công luận văn phòng đại diện miền Trung & Tây Nguyên, đóng tại TP. Đà Nẵng, được Tổng biên tập thời bấy giờ là chị Nguyễn Thị Vân Anh điều vào củng cố và xây dựng lại văn phòng của báo tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian 03 tháng.

Tôi còn nhớ như in, hôm đó chừng 10 giờ sáng mùa hè, tiết trời tại Sài Gòn nóng như đổ lửa, đang ngồi với một số anh, em báo chí, thì nhận một cuộc điện thoại của Nhà báo Xuân Thu, Đài truyền hình Việt Nam tại Thừa Thiên Huế thông tin, nghe nói nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đang bạo bệnh, nên lãnh đạo đài cử Nhà báo Xuân Hiếu và một phóng viên quay phim đi theo, vậy nhờ anh liên hệ hoàn thành cuộc phỏng vấn, để làm tư liệu. Nghe xong tôi trao đổi với các anh, em báo chí, họ cho ngay số điện thoại bàn nhà nhạc sỹ ở đường Phạm Ngọc Thạch. Nhưng khi gọi đến thì được một người quản lý bắt máy trả lời: “Anh Sơn sức khỏe không bình thường lắm, nên không tiếp ai cả gần 02 tháng nay, anh thông cảm…”, rồi cúp máy, tôi nói lại nội dung cuộc điện thoại cho anh, em báo chí, họ nói anh nên gọi cho nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan (tức Hoàng Thiếu Phủ Tuổi trẻ cười) nhờ, có lẽ là được, vì anh ấy rất thân với cô ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh. Sau đó tôi gọi ngay cho Nhà văn Hoàng phủ, ông nói để gọi cho Trịnh Vĩnh Trinh, kết quả thế nào sẽ báo lại.

Ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh (áo đen) và Trịnh Hoàng Diệu em ruột của Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn tại phòng triển lãm tranh Trịnh Công Sơn Festival Huế 2016
Ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh (áo đen) và Trịnh Hoàng Diệu em ruột của Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, tác giả ( áo trắng) tại phòng triển lãm tranh Trịnh Công Sơn Festival Huế 2016.
Nhà thơ Nguyễn Duy đến từ TP. HCM và các văn nghệ sĩ bình luận tranh về Trịnh Công Sơn tại Festival Huế 2016
Nhà thơ Nguyễn Duy đến từ TP. HCM và các văn nghệ sĩ bình luận tranh về Trịnh Công Sơn tại Festival Huế 2016.

Gần 10 phút trôi qua không thấy tín hiệu gì từ phía nhà văn, anh em ngồi lo nghĩ…Lúc đó Nhà báo Xuân Hiếu, phòng văn nghệ của đài nói với tôi với giọng thất vọng, cú ni vào đây mà không phỏng vấn hoàn thành, về thì nghe sếp la ngay. Rất may nhà văn Hoàng Phủ gọi lại với giọng gấp gáp: “Được rồi, được rồi… chiều nay lúc 1 giờ 30, nhưng chỉ phỏng vấn trong vòng 30 phút thôi nhé! Xong cuộc điện thoại Nhà báo Xuân Hiếu rút máy gọi ngay cho Đài truyền hình TP. HCM nhờ trợ giúp phương tiện chiều nay.

Sau nhiều năm gặp lại ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh, tại phòng triển lãm tranh Trịnh Công Sơn Festival Huế 2016, Vĩnh Trinh nhắc lại cuộc phỏng vấn, ca sỹ cho biết: “Hôm đó anh Sơn cố gắng đó anh, sau đó anh trở bệnh nặng hơn, nhưng nghe anh em từ Huế lặn lội vào là anh đồng ý ngay, trước đó có đơn vị xin gặp  đăng ký phỏng vấn nhưng đều bị từ chối”…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Ca sỹ Khánh Ly tại Huế
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Ca sỹ Khánh Ly tại Huế.

Cuộc phỏng vấn đầy thú vị

Cuộc phỏng vấn chiều nay ngoài Đài truyền hình TP. HCM và Thừa Thiên Huế còn có các báo như: Báo Nhà báo & Công Luận, Pháp luật TP. HCM.

Đúng giờ như đã hẹn chúng tôi đã có mặt trước cổng nhà nhạc sỹ họ Trịnh, hẻm Phạm Ngọc Thạch, quận 3, thì đã thấy một chiếc xe chuyên dụng của Đài Truyền hình TP. HCM (loại xe hay dùng truyền hình trực tiếp) có cả hệ thống máy điện tự phát, vì thời ấy tại đây hay bị mất điện đột ngột.

Cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng khách ở tầng 02, trước hết ưu tiên dành cho Đài truyền hình, nhiều câu hỏi hay đặt ra và nhạc sỹ tài hoa vui vẻ đáp trong thái độ tự nhiên không e dè, ngần ngại…Đoạn gần hết trong đoàn của đài truyền hình đề nghị nhạc sỹ cầm đàn hát một đoạn nhạc chính nhạc sỹ sáng tác, thì bị quản lý cản lại và không đồng ý (vì sức khỏe), lúc này đã gần hết thời gian phỏng vấn. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hỏi chúng tôi, các báo có hỏi gì nữa không? Chúng tôi cũng vội vàng hỏi thêm một số câu hỏi ngắn gọn mà nhà đài chưa hỏi. Đồng hồ đã điểm 02 giờ và thời lượng đã hết, chúng tôi tạm khép lại và chào người nhạc sỹ ra về. Không ngờ đây là lần chào và gặp nhạc sỹ cuối cùng…

Cuộc điện thoại cứ tưởng như đùa (01/04)

Ngày 01 tháng 04 dương lịch hàng năm được gọi là ngày Cá tháng Tư, còn gọi là ngày nói đùa, ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước, là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.

Sau gần một năm, sáng sớm vừa ngủ dậy, tôi nhận được cuộc điện thoại của Nhà báo Nguyễn Dũng báo Pháp luật TP. HCM thông tin: “Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mất rồi, anh biết chưa, viết bài ngay” rồi cúp máy. Tôi bàng hoàng không biết có nói láo với mình không, nên phải gọi với một số anh, em báo chí tại TP. HCM xác nhận, quả là thật rồi…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Họa sĩ Bửu Chỉ, Nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo và Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ảnh: Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo gửi tặng tác giả)
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Họa sĩ Bửu Chỉ, Nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo và Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ảnh: Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo gửi tặng tác giả).

Lời kết

Dù đề cập đến bất cứ điều gì trong cuộc sống, Trịnh Công Sơn cũng chỉ chọn một người để nói, đó là người tình. Kể cả cái chết, mọi bài hát của Trịnh Công Sơn đều là tình ca, với giai điệu dịu dàng, thành thật ca từ đầy ma lực đến kỳ lạ.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từng nói: “Hãy đi đến tận cùng của niềm tuyệt vọng, để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như những bông hoa”…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc), song phần lớn là tình ca. Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên.

Hoàng Hữu Quyết

 

Bài liên quan

Tin mới

Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”
Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024.

Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Theo Sở GD&ĐT Bắc Ninh, hơn 17.000 học sinh lớp 12 và khoảng 500 hồ sơ của thí sinh tự do đã hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Số lượng cán bộ coi thi, giám sát khoảng 2.000 người.

Vi phạm trong kinh doanh vàng, hai doanh nghiệp bị xử phạt gần 60 triệu đồng
Vi phạm trong kinh doanh vàng, hai doanh nghiệp bị xử phạt gần 60 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Long An vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 60 triệu đồng đối với hai doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng trang sức trên địa bàn tỉnh.

Gần 3.200 lao động ở nước ngoài bị xử lý tiền ký quỹ vì tự ý ở lại khi hợp đồng hết hạn
Gần 3.200 lao động ở nước ngoài bị xử lý tiền ký quỹ vì tự ý ở lại khi hợp đồng hết hạn

Đó là thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đối với 3.190 lao động tự ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Tân phát huy hiệu quả sức dân trong xây dựng nông thôn mới (bài 5)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Tân phát huy hiệu quả sức dân trong xây dựng nông thôn mới (bài 5)

Là xã thuần nông, mức thu nhập ban đầu của người dân rất thấp, nhưng với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và người dân, xã Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã chính thức về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

Tính đúng đắn của con đường Việt Nam đã lựa chọn để bảo đảm, thúc đẩy quyền con người
Tính đúng đắn của con đường Việt Nam đã lựa chọn để bảo đảm, thúc đẩy quyền con người

Sau khi Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam được thông qua, Đồng chí Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Ngoại giao đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số nội dung liên quan đến phiên đối thoại. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến bạn đọc nội dung của cuộc phỏng vấn này.